• Nếu mục đích này là đúng đắn thì chúng ta phải kiểm tra lại
cam kết của mình với mục đích đó có độc lập với mối quan hệ của
chúng ta với nhà lãnh đạo hay không, và xác định những cách thức
khác phù hợp với cam kết của chúng ta để theo đuổi mục đích đó.
• Chúng ta sẽ chỉ làm tăng các tổn thất tình cảm và vật chất nếu
tiếp tục hỗ trợ một sự nghiệp chỉ vì thói quen không xem xét, hoặc
nếu chúng ta từ bỏ một sự nghiệp, một tổ chức hoặc dự án mà mình
thực sự tâm huyết.
• Nếu chúng ta ra đi, và những sự kiện sau này chứng minh rằng
chúng ta đã hiểu sai nhà lãnh đạo, thì chúng ta nên sử dụng những
kinh nghiệm này để học hỏi thêm về mối quan hệ của mình với các
nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, đừng nên tự trách mình vì đã hành động
can đảm dựa trên niềm tin sắt đá.
Khi rút bỏ sự hỗ trợ, chúng ta có thể cần đối diện và chấp nhận
nhiều điều, bao gồm lý do tại sao chúng ta đã hỗ trợ các nhà lãnh
đạo lâu đến như vậy, chúng ta đã thực hiện những hành động nào
nhân danh sự nghiệp hoặc hoạt động đó, cùng cảm giác mất mát
hoặc hối tiếc. Không việc gì trong số này là dễ dàng, nhưng nó
thích đáng hơn nhiều so với việc làm tình hình trầm trọng thêm
bằng cách thiếu can đảm để rút lại sự hỗ trợ đó.
TRÁCH NHIỆM THỔI CÒI
Khi các hành động của nhà lãnh đạo gây nguy hiểm nghiêm trọng
cho tổ chức hoặc cộng đồng, lặng lẽ rút lại sự hỗ trợ là không thích
hợp. Chúng ta cần phải thu hút sự chú ý của công chúng với những
hành động đó. Khi sự tôn trọng cuộc sống của con người, phúc lợi
của trẻ em hoặc quy định của pháp luật và các giá trị đạo đức cơ bản
khác bị vi phạm, thì có một ranh giới đã bị vượt qua. Phơi bày trước
công chúng là công cụ chủ yếu để tước quyền các nhà lãnh đạo lạm