Không khó để lý giải được điều này. Chúng ta là những sinh vật
xã hội sống trong sự đa dạng của các nền văn hóa và tiểu vùng văn
hóa của loài người. Chúng ta phải xã hội hóa lớp trẻ của mình để
chúng tham gia vào các thiết chế xã hội mà trong đó chúng sẽ
sống. Trong xã hội đương đại, điều này bao gồm đơn vị gia đình,
tất cả các cấp học, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ thanh niên, các lễ
nghi tôn giáo và môi trường làm việc mà chúng sẽ phải tham gia. Đối
với nhiều người, nó còn bao gồm cả nghĩa vụ quân sự. Thực hiện
chức năng ở mỗi giai đoạn, giới trẻ phải học cách tôn trọng những
người có thẩm quyền một cách hợp lý: cha mẹ, người trông trẻ, giáo
viên, huấn luyện viên, trọng tài, giám mục, các cán bộ thực thi pháp
luật, và cuối cùng là người phụ trách ở nơi làm việc. Các hình phạt xã
hội cho việc không học những bài học này một cách đầy đủ là rất
nghiêm khắc. Nhưng đôi khi, trong quá trình này, sự tôn trọng người
có thẩm quyền lại được học và dạy tốt quá mức.
Trong các cuộc trao đổi của tôi với các giám đốc điều hành cấp
cao trong các hoạt động nhạy cảm như tình báo hoặc an ninh hạt
nhân, tôi rất bất ngờ vì có khá nhiều người không quen thuộc với
các nghiên cứu khoa học xã hội về sự tuân thủ và vâng lời. Nghiên
cứu này liên quan trực tiếp đến khả năng các nhân viên của họ được
thẳng thắn bày tỏ các quan điểm khác nhau của mình. Ví dụ, các thí
nghiệm nổi tiếng được Tiến sĩ Stanley Milgram[(1) tiến hành giữa
thế kỷ XX, và được những người khác làm theo một cách rộng rãi, đã
chứng minh rằng hai phần ba số người sẽ tuân theo người có thẩm
quyền ngay cả khi họ thấy vô cùng khó chịu nếu làm như vậy. Họ
tuân thủ mặc dù không có sự cưỡng ép nào tác động đến họ. Chỉ đơn
giản là họ phản ứng trước những vỏ ngoài của quyền lực, mà trong
các thí nghiệm không có gì nhiều hơn là một chiếc áo khoác phòng
thí nghiệm, một cái bảng kẹp, và một tuyên bố rằng “thí nghiệm
yêu cầu bạn tiếp tục.” Đây là bằng chứng của chúng ta về sự lập