với những hậu quả của nó. Tuy nhiên, các đơn vị nhỏ không thể tạo ra
những điều to lớn như khi có rất nhiều người được tổ chức tốt,
được giáo dục, tài trợ và có sự phối hợp. Cuộc sống trở nên phức tạp
ở
các đơn vị lớn hơn, và các cách thức để tổ chức sự phức tạp này
xuất hiện.
Ngày nay, phương thức tổ chức theo mạng lưới, thay vì theo cấp
bậc, đang ngày càng phổ biến. Thành viên của các tổ chức này chủ
yếu thông qua sức ép chung của xã hội để tăng cường ý thức tuân thủ
nguyên tắc của mình. Tuy nhiên, tại một số điểm, vẫn cần có người
có thẩm quyền chính thức đại diện cho các giá trị của nhóm để xử lý
các vấn đề chung.
Có rất ít nghi ngờ cho rằng các mạng lưới tự tổ chức đang lan
rộng, dần lấn át và kết nối các hệ thống cấp bậc rộng lớn đã
phát triển mạnh mẽ trong xã hội. Tuy nhiên, giống như sự tiến hóa
của chính văn hóa loài người, các cấu trúc và công nghệ cũ vẫn tồn
tại cùng với những cấu trúc và công nghệ đang nổi lên trong những
thời kỳ dài. Nếu mô hình các hệ thống cấp bậc đã từng được định
đoạt là sẽ được thay thế bởi các mạng lưới, thì điều này sẽ chưa xảy
ra trong một thời gian dài đáng kể nữa, mặc dù các hệ thống cấp
bậc chắc chắn sẽ được cải thiện bởi các mạng lưới.
Cả mạng lưới và hệ thống cấp bậc rộng lớn đều có đặc tính cố
hữu là “nhiều người” cùng làm một mảng công việc. Tuy nhiên, có sự
khác biệt quan trọng về chất. Thay vì cách đối thoại gần như theo
thời gian thực mà các mạng lưới có thể đạt được, các hệ thống cấp
bậc có xu hướng giao tiếp theo kiểu tuyến tính. Dữ liệu có thể được
truy cập rộng rãi, nhưng các báo cáo phân tích về những dữ liệu đó
có xu hướng di chuyển từng bước lên những nấc cao dần. Những gì
được thực hiện với báo cáo ở mỗi cấp có thể duy trì hoặc làm loãng
sức mạnh của nó. Việc thay đổi nội dung tài liệu mà không tham vấn
người chuẩn bị ban đầu có thể diễn ra, khiến ý nghĩa của nó bị bóp