cho các hoạt động chiến lược, các quy tắc khiến cho các bên liên
quan thất vọng, các cơ hội vàng không kịp nắm bắt...Danh sách
này có thể còn được kéo dài.
Cảm giác hối thúc của chúng ta là gửi các nhận xét của mình theo
kênh lãnh đạo tối cao(2) với ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo cấp cao
nên giải quyết việc này. Chúng ta đề cập đến những vấn đề quan
sát được tại một cuộc họp, gửi một thông điệp đầy lo lắng, hoặc
soạn thảo một văn bản ghi nhớ ngắn.
Không có gì xảy ra.
Chúng ta làm theo cách này với các vấn đề khác nhau, hết lần
này đến lần khác. Có một lưỡi dao len lỏi vào sự giao tiếp của
chúng ta. Lưỡi dao này chính là thái độ “điên cuồng” mà chúng ta
đang xây dựng nên. Chẳng phải các nhà lãnh đạo cấp cao được trả
lương để nhìn nhận và giải quyết đúng những điều mà chúng ta
thấy là sai và cần có sự chú ý của họ hay sao?
Tất nhiên, từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, có thể thời điểm
này có những việc quan trọng hơn đang khiến họ quan tâm hơn. Họ
sẽ không phải là lãnh đạo nếu luôn luôn thiết lập sự ưu tiên dựa
trên quan điểm của người khác. Theo logic của hệ thống cấp bậc,
chúng ta đang vi phạm những nguyên tắc thứ bậc cơ bản.
Nhưng sự thể sẽ ra sao nếu chúng ta đúng? Sẽ ra sao nếu vấn
đề chúng ta đang kêu gọi sự chú ý của họ là quan trọng đối với tất
cả mọi người trong tổ chức, cũng quan trọng như các vấn đề mà họ
đang ưu tiên?
Cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa một lời phàn nàn và một phân
tích vấn đề nghiêm túc. Cả hai dường như đều đang kêu gọi sự chú
ý của người quản lý cấp trên đối với một vấn đề, nhưng chỉ một
cái có thể được xem xét, nếu cấp quản lý bên trên nhận được nó.