chú ý của các nhà lãnh đạo cấp cao. Chúng ta cần đồng tình hoặc
nói “Đây là cách để đạt được mục tiêu của anh”, chứ không nên bác bỏ
hoặc nói “Điều đó sẽ không có hiệu quả đâu.” Nếu chúng ta chỉ đề
cập đến khía cạnh rủi ro, thì sẽ có nguy cơ trở thành Cassandra(4)
của tổ chức, nhân vật huyền thoại đã cảnh báo chính xác về Ngày
tận thế nhưng chẳng ai thèm để ý đến.
ĐÀO TẠO THANG CẤP BẬC
Một sự thay đổi dữ dội đã xảy ra trong các cấu trúc tổ chức.
Những người có kiến thức sâu sắc nhất trong tổ chức không còn
tồn tại ở các cấp bậc cao nhất của nó nữa, mà lại tồn tại ở cấp
trung gian và cấp dưới cùng. Các tổ chức càng có nhiều người có tri
thức, thì các nhà lãnh đạo càng phụ thuộc hơn vào cấp dưới của
mình, những người giúp họ hiểu được các mối đe dọa và các cơ hội
tồn tại trong các loại công nghệ cũng như các xu hướng xã hội và môi
trường liên tục thay đổi và tiến hóa.
Trong nhiều tổ chức, ở hàng ngũ lãnh đạo cao nhất thường có
rất nhiều người từng là các chuyên gia, đã thăng tiến qua các lĩnh
vực tài chính, tiếp thị, pháp lý hoặc quan hệ công chúng. Họ sở hữu
những kỹ năng quan trọng, nhưng không phải là làm chủ các vấn
đề kỹ thuật và vận hành. Những người đã đi lên qua con đường kỹ
thuật có thể không còn mối liên hệ đầy đủ với lĩnh vực của họ để có
được lợi thế sáng tạo. Họ cần được đào tạo liên tục bởi những người
cấp dưới nếu muốn đưa ra được các quyết định với đầy đủ thông
tin.
Thường thì, có sự đảo ngược vai trò giữa các thế hệ trong quá
trình đào tạo này. Các nhà lãnh đạo nắm quyền vận hành trong bộ
máy cấp bậc, nhưng cái mà họ đang cố gắng tác động tới chính là
thế giới của những người thừa hành trẻ tuổi. Những hình mẫu tư duy
và khả năng mới của lớp người này cần phải được tích hợp vào bản