CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 257

Trong một số nền văn hóa, câu trả lời rất đơn giản: cứ làm đi.

Văn hóa đó hỗ trợ một dòng chảy tự do của sự truyền thông lên cấp
trên. Phép xã giao chỉ đòi hỏi bắt chước những người phụ trách trực
tiếp của bạn cách giao tiếp bằng văn bản hoặc học hỏi cách đối
thoại bằng lời của họ. Không ai có ý định xúc phạm và cũng không ai
coi đó là hành động xúc phạm.

Trong nhiều nền văn hóa khác, quyết định này không đơn giản

như thế. Giá trị đặt vào việc tôn trọng thứ tự cấp bậc rất mạnh,
thậm chí là gay gắt. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, hơn một nửa
các trường hợp phá vỡ trật tự gây tác động tiêu cực đến mối quan hệ
với những người phụ trách trực tiếp.

Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là, điều này chỉ đúng trong khoảng

hơn một nửa trường hợp. Trong các trường hợp còn lại, hành động
gặp thẳng lãnh đạo cấp cao hơn không ảnh hưởng đến mối quan
hệ đó, và trong một số trường hợp thậm chí còn tăng cường mối
quan hệ đó. Tại sao lại như vậy?

Trong những trường hợp mà những người thừa hành chuẩn bị kỹ

lưỡng công việc của họ và báo cáo lên các thông tin, những đề nghị
hữu ích và quan trọng, thì các nhà lãnh đạo có xu hướng ra hiệu về
sự chấp thuận của họ. Nếu những người thừa hành cung cấp các
dữ liệu và ý tưởng không hàm chứa ý nói xấu về người phụ trách
trung gian, thì các nhà lãnh đạo thường không đặt câu hỏi tại sao họ
lại không được nghe từ những người phụ trách trực tiếp ấy. Đó là
đối với những dữ liệu và ý tưởng quan trọng. Những người phụ trách
trực tiếp thậm chí có thể được hưởng lợi gián tiếp từ sự tín nhiệm có
được do sự tháo vát của các nhân viên của họ.

Nếu người thừa hành có đủ can đảm để nêu vấn đề với các nhà

điều hành cấp cao bất chấp lập trường thận trọng hơn của người
phụ trách trực tiếp, thì tầm vóc của người ấy có thể được tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.