Người thừa hành cấp thấp nhất có thể muốn nêu lên những mối
quan ngại của mình về quan điểm của nhà lãnh đạo đó, nhưng
những người cấp trên trực tiếp của người đó lại không làm như vậy.
Sự im lặng của họ làm cho ý định muốn nói của người thừa hành trở
thành đáng nghi ngờ hoặc thiếu thận trọng hơn. Tình thế thứ hai có
lẽ còn nguy hiểm hơn cho các mối quan hệ. Người phụ trách trực
tiếp của người thừa hành đã trình bày một quan điểm mà không phù
hợp với dữ liệu của người thừa hành. Liệu người thừa hành có nên gây
ra nguy cơ khiến người cấp trên trực tiếp của mình lúng túng
bằng cách chỉnh lại dữ liệu của anh ta, hay để mặc cho nhà lãnh đạo
cấp cao nhất có một ấn tượng không đúng về điều đó, từ đó có
thể dẫn tới một quyết định tồi?
Những câu hỏi này không khó trả lời nếu nền văn hóa hiểu
rằng, lòng trung thành cao nhất phải là lòng trung thành với mục
đích chung. Nhưng trong thế giới “thực”, lòng trung thành với người
cấp trên trực tiếp của bạn luôn là một yêu cầu quan trọng không
kém. Vì vậy, cần có các chiến lược để đáp ứng những yêu cầu này,
hoặc ít nhất để không vi phạm chúng một cách trắng trợn.
Quy tắc đầu tiên trong các tình huống gặp gỡ nhiều cấp
trong nhóm lãnh đạo tối cao là: không gây khó khăn cho bất cứ ai.
Khi trình độ nghiệp vụ đòi hỏi bạn trình bày các dữ liệu hoặc các
quan điểm khác nhau, hãy làm việc này một cách chăm chú. Steven L.
Katz, một nhà tư vấn về quản lý, người vừa làm tại Nhà Trắng vừa
nghiên cứu về những người dạy thú sư tử chuyên nghiệp trên thế
giới, nhắc nhở chúng ta rằng: khi làm việc với một nhóm lãnh đạo
cấp cao thì cũng giống như bạn đang tương tác với niềm kiêu hãnh
của những con sư tử. Mỗi con sư tử đều biết vị thế của mình trong
niềm kiêu hãnh đó. Ý thức an toàn phụ thuộc vào địa vị đang được
tôn kính. Nếu những con sư tử cảm thấy vị trí của chúng bị thách
thức, chúng sẽ tấn công người thách thức. Trong tình huống này,