Các tổ chức cố gắng giảm thiểu khả năng làm sai dữ liệu bằng
những biện pháp kiểm soát khác nhau song vẫn gặp phải vô số thất
bại. Suy cho cùng, điều này đòi hỏi sự toàn tâm và lòng can đảm của
cá nhân nhân viên để đứng vững trước áp lực chi phối nhận thức
bằng cách sửa đổi các phép đo. Những ví dụ về cách thức bạn có thể
sử dụng để ngăn chặn hoặc chống lại áp lực không đáng có này bao
gồm:
“Cũng giống như anh, tôi thất vọng khi thấy chúng ta không
thể tăng năng suất như dự kiến. Tôi đã bắt đầu phân tích và sẽ
nhanh chóng soạn thảo báo cáo để gửi anh và đội ngũ quản lý cấp
cao.”
“Tôi biết việc đạt được các chỉ tiêu của chúng ta rất quan trọng.
Tuy nhiên, tôi không thể hạ thấp các yêu cầu đã được xác nhận của
chúng ta để làm như vậy. Báo cáo cần phải có giá trị, và tôi sẽ đệ
trình một kế hoạch để cải thiện kết quả vào tháng tới.”
“Thay đổi cách thức mô tả kết quả hàng quý sẽ làm mờ tình hình
thực tế. Chúng ta cần một hình ảnh thực tế để giải quyết những
nguyên nhân gốc rễ của nó.”
Tập trung mạnh mẽ vào các chỉ tiêu đã được cân nhắc kỹ, thúc
đẩy sứ mệnh và sự thịnh vượng của tổ chức là một phần của lãnh đạo
hiệu quả. Những người thừa hành cam kết hỗ trợ những nỗ lực này.
Họ sử dụng số liệu để giúp chính mình cũng như các nhà lãnh đạo
hiểu được cần tăng cường những công việc đang làm nào cũng như
cần khắc phục những gì cần.
Ngược lại, nếu gửi đi thông điệp “Tôi không quan tâm đến cách
anh làm thế nào để đạt được chỉ tiêu đó – chỉ biết rằng hãy làm
việc đó đi!” thì không phải là lãnh đạo dựa trên giá trị. Những người
thừa hành can đảm dù ở cấp cũng đều phải chịu áp lực thao túng