học cách lắng nghe và nhận biết thời điểm cần lắng nghe. Nếu
không, chính họ có thể che khuất các đèn báo trên bảng điều khiển
xe của mình, giải tán đội tiếp xăng thay lốp, và cẩu thả lao xe chệch
đường đua, cho đến khi họ phá hỏng cả động cơ hoặc bị dừng lại đột
ngột bởi những thực tế khó khăn bên ngoài.
BẠN THỰC SỰ MUỐN CÓ NHỮNG NGƯỜI
THỪA HÀNH DŨNG CẢM KHÔNG?
Hầu hết các nhà lãnh đạo đều tuyên bố họ có một “chính sách
cởi mở” cho phép nhân viên nêu lên với họ các vấn đề gây phiền
toái. Và cũng hầu hết các nhà lãnh đạo đều nói họ không muốn
quanh mình toàn những người chỉ biết tuân lệnh. Thế nhưng rất ít
nhà lãnh đạo hiểu thấu được ý nghĩa của lời cam kết để nhận thức
rõ những tuyên bố này.
Các nhà lãnh đạo phải thách thức chính mình để biết họ có thực
sự coi trọng hành vi của những người thừa hành can đảm hay không.
Những tiếng nói can đảm thường mang lại tin tức khó nghe hoặc các
quan điểm khác biệt. Ngay lúc đó, những lời này có thể gây bực bội,
hoặc thậm chí cản trở các tham vọng của nhà lãnh đạo. Thách thức
đối với các nhà lãnh đạo chính là hiểu rõ sự khó chịu tức thời đó, và
đánh giá được bức tranh lớn hơn về việc họ và mục đích chung được
thiện ý của người thừa hành can đảm ấy phụng sự như thế nào.
Ở
các chương trước, chúng ta đã xem xét sự khác biệt giữa một
người thừa hành hỗ trợ đắc lực cho một nhà lãnh đạo và hành động
như một “người thực hiện” với một người thừa hành hỗ trợ đắc lực
nhưng cũng sẵn sàng thách thức các chính sách hoặc hành vi của nhà
lãnh đạo. Chúng ta đã gọi người thứ hai là người thừa hành can đảm,
là một “đối tác”. Các nhà lãnh đạo cần có ít nhất một vài đối tác
quanh mình, nhưng những người thực hiện có vẻ như lại là một ước