• Bạn đã viết sai tên của khách hàng hay người đóng góp quan
trọng nhất trong một bức thư sắp được gửi theo đường bưu điện.
• Bạn đang vô tình vi phạm một chuẩn mực văn hóa quan trọng
của một yếu nhân tầm quốc tế mà bạn đang tiếp đón.
• Bạn định ký vào bản báo cáo tài chính của công ty khi họ biết nó
có một sai sót nghiêm trọng, có thể khiến bạn gặp rắc rối về mặt
pháp lý.
Tất cả các ví dụ trên đây nghe đều có vẻ buồn cười và thể hiện
tinh thần thiếu trách nhiệm của một số người xung quanh bạn. Lẽ
dĩ nhiên, bạn muốn được người khác giúp chỉnh sửa những vấn đề
này! Bạn không tỏ ra là người hoàn hảo. Bạn muốn nhân viên giúp
bạn khỏi mắc sai sót!
Nhưng những ví dụ sau đây thì sao? Nếu bạn là người đứng đầu
của một tổ chức hay một bộ phận, bạn có thực sự muốn nhân viên
nói cho bạn biết họ đang nghĩ gì trong các trường hợp sau?
• Khi họp, bạn đầy sức thuyết phục và quá thông minh khiến
không ai muốn phải bối rối vì nêu lên các câu hỏi hay ý tưởng thay
thế để cùng xem xét.
• Bạn đang mất đi sự tin cậy của những nhân viên chủ chốt và
các thành viên hội đồng quản trị, bởi vì bạn có vẻ quan tâm đến
khoản đãi ngộ của bạn nhiều hơn sự thịnh vượng của tổ chức.
• Bạn đang lao vào các thương vụ mua bán sáp nhập nhiều hơn
khả năng hấp thụ của công ty, và hành động này đang gây nguy hiểm
cho sự sinh tồn của công ty.
Nhóm ví dụ thứ nhất rõ ràng giúp bạn tránh được sự bối rối,
hoặc những việc tồi tệ hơn. Nhưng nhóm thứ hai sẽ khiến cho bạn