• Ngay cả những ý tưởng “chỉ có thể cảm nhận” cũng được kiểm
nghiệm theo các kịch bản khác nhau để xem liệu chúng có nằm
trong tầm kiểm soát hay không.
Một khi các nhà lãnh đạo thể hiện sự cam kết với một quá trình
có sự tham gia đóng góp, thì hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm
cũng sẽ thường xuyên thay đổi rõ rệt theo cách tăng cường sự tương
tác trong nhóm. Và khi các nhà lãnh đạo sớm rút lui theo cách thức ít
có sự can thiệp hơn, thì những người thừa hành có thể giúp các nhà
lãnh đạo có trách nhiệm với các chuẩn mực đã được thiết lập của
đối thoại sáng tạo. Quan hệ đối tác thật sự có thể được tìm thấy
trong bầu không khí này, và sự hợp tác nhóm đặc biệt có thể xuất
hiện.
VĂN HÓA TRAO ĐỔI THÔNG TIN, KHÔNG
PHẢI VĂN HÓA PHÀN NÀN
Mời gọi thách thức sáng tạo là mức độ cao của nhóm làm việc có
tính đổi mới. Tuy nhiên điều đó có thể bị ngăn cản do thiếu một bộ
tiêu chuẩn nhóm cơ bản chi phối mối quan hệ giữa các thành viên.
Trong một tập thể, những rạn nứt nội bộ có thể xuất hiện chỉ vì
những lý do đơn giả như: sự nghi ngờ hoặc hiểu lầm giữa các thành
viên trong nhóm, hay một chút bực bội đối với cấp trên, tính nóng
giận của nhà lãnh đạo... Dù là nguyên nhân gì thì các thành viên
trong nhóm cũng thường hình thành nên thói quen bất thường về
việc phàn nàn với nhau, hoặc phàn nàn với nhà lãnh đạo cấp cao về
những thành viên thuộc nhóm mình. Tuy nhiên những người là mục
tiêu của sự phàn nàn lại thường không được trực tiếp nghe phàn nàn
để cùng giải quyết vấn đề.
Khi quan sát thấy hành vi này, các nhà lãnh đạo có thể chắc
chắn đó là dấu hiệu cho thấy cũng có những lời phàn nàn về