• Không chắc chắn có đủ thông tin.
• Hoài nghi các biện pháp khắc phục sẽ đưa đến rủi ro vì đã nói
lên điều đó.
• Những căng thẳng cá nhân (nhu cầu bảo vệ sự yên ổn của gia
đình, v.v...) khiến cho việc nói lên những điều đáng nói chịu rủi ro
quá cao.
Việc mang tới cho nhân viên trong tổ chức của bạn cách thức ít rủi
ro khi nêu lên các vấn đề mà họ quan tâm là rất cần thiết.
Phương pháp cổ điển là bổ nhiệm một người thanh tra. Nếu bạn giao
cho người này thẩm quyền và chính sách đúng đắn, việc thanh tra
có thể cứu bạn và tổ chức thoát khỏi những phiền toái bất tận.
Việc chỉ định một người thanh tra có vẻ trái ngược với tinh thần
xây dựng một văn hóa của các mối quan hệ can đảm, ở đó nhân viên
giải quyết các vấn đề họ gặp phải cùng với người có liên quan trực
tiếp nhất. Tuy nhiên người thanh tra này có thể hành động theo
những cách thức hỗ trợ cho một văn hóa như vậy. Việc thông tin trao
đổi được bảo mật với người thanh tra sẽ có tác dụng định hướng và
tìm ra lời khuyên; điều này khác hẳn với việc phàn nàn vô bổ với
những người không có thẩm quyền khắc phục tình trạng. Và đối
với một số người, điều này vẫn thể hiện hành động can đảm để nói
chuyện thẳng thắn với người thanh tra dù đã được đảm bảo giữ bí
mật.
Bổ nhiệm một người thanh tra cũng giúp bảo vệ các nhà lãnh đạo
khỏi một dạng áp lực có thể không lành mạnh cho tổ chức. Thông
thường, nhân viên sẽ cần tới thanh tra để bày tỏ những lời phàn nàn
về vấn đề đãi ngộ và phúc lợi, cũng như tìm kiếm lời khuyên cho
việc chính thức khắc phục chuyện này nếu thích hợp. Nếu không
có người thanh tra, những nhân viên thất vọng cuối cùng sẽ đưa