“rất kiên định” đã trở thành một sự cám dỗ rất lớn khiến các nhà
lãnh đạo gắn chặt vào niềm tin của họ. Nếu họ chứng minh được
niềm tin đó là đúng, họ là những anh hùng. Nếu họ sai, tổ chức và
con người của nó có thể phải trả một giá đắt. Làm thế nào để các
nhà lãnh đạo tin chắc rằng, họ đang giữ được sự cân bằng giữa việc
đi theo ánh đèn nội tâm của mình và lắng nghe tiếng nói đầy lo âu
của những người thừa hành can đảm?
Tại những thời điểm đó, các nhà lãnh đạo cần nhanh chóng thực
hiện mọi nỗ lực phối hợp để chọn ra đâu là căn cứ tốt và đâu có thể
là sai lầm do chính những niềm tin và hành động của họ. Quá trình
này có thể được coi là sáng suốt. Sẽ rất hữu ích khi phân biệt giữa
các hành vi định hướng mục đích và các hành vi định hướng cái tôi.
Một chính sách, chiến lược hoặc một tập hợp các hành vi có thực sự
phục vụ mục đích chung hay không, hoặc một nhà lãnh đạo hay một
nhóm lãnh đạo có đầu tư vào đó để theo đuổi mục đích chung
không, hay họ đang chủ yếu phục vụ những nhu cầu khác? Các nhà
lãnh đạo rất thích tự mình chọn ra động cơ thúc đẩy trước khi các sự
kiện bất ngờ xảy ra với họ và thúc đẩy vấn đề. Nếu sự thay đổi là
cần thiết, các nhà lãnh đạo thường chống lại điều đó cho đến
khi họ bị dồn tới chân tường, và chỉ sau đó họ mới điên cuồng hành
động để cứu vớt vị trí của họ và/hoặc của tổ chức, và họ bị đánh giá
gay gắt là đã làm quá ít, đã hành động quá muộn.
Khi chúng ta được trao quyền lực, uy tín và phần thưởng, mong
muốn giữ nguyên hiện trạng là điều rất dễ hiểu. Điều này hoạt
động như một bộ lọc mạnh mẽ, hủy bỏ sức thu hút hay sự thúc giục
mà những người khác nhìn thấy trong một tình huống. Tuy nhiên
việc lựa chọn đúng thời điểm trong khi đang lãnh đạo là vô cùng quan
trọng. Chúng ta hiếm khi có được cơ hội thứ hai trước những vấn
đề lớn.