• Liệu có đang tồn tại những thói quen, sự tư lợi, hoặc các yếu
tố định hướng bởi cái tôi, cạnh tranh với những lợi ích tốt nhất của
mục đích chung không?
• Những quan điểm, thông tin, hoặc các vấn đề đạo đức nào
đang làm giảm đi giá trị, bởi vì chúng xung đột với những yếu tố
này?
• Khuynh hướng hoặc hành vi của nhà lãnh đạo đối với vấn đề
này có phải là một ví dụ cụ thể về một hình mẫu lớn hơn cần được
kiểm tra hay không?
Trong phân tích cuối cùng, các nhà lãnh đạo phải hành động. Họ
phải làm như vậy khi không có đủ thông tin mà họ muốn, khi mọi
động cơ của họ bị xáo trộn, và khi họ không thể chắc chắn hết
rằng những gì họ đang làm sẽ phục vụ tổ chức một cách tốt nhất.
Quá trình phản ánh và tư vấn không cho phép gây ra sự tê liệt. Các
quyết định luôn mang theo rủi ro. Nhưng các nhà lãnh đạo có trách
nhiệm phải biết về bản thân mình, cũng như về tổ chức của mình,
và luôn luôn hành động, luôn luôn suy nghĩ về những lợi ích tốt
nhất đối với mục đích chung. Trách nhiệm này không có nghĩa là
lợi ích hợp pháp của họ không được phục vụ, mà nó có nghĩa là, dù có
ý thức hay vô thức, những lợi ích này không được đặt cao hơn lợi ích
chung. Đây là một tiêu chuẩn cao để sống đúng với trách nhiệm đó,
và các nhóm thật may mắn khi có nhà lãnh đạo đáp ứng được tiêu
chuẩn đó, và có những người thừa hành trợ giúp họ làm như vậy.
VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hầu hết các tổ chức đều có một hôi đồng quản trị hoặc một bộ
phận tương đương với nó. Hội đồng này có trách nhiệm đảm bảo
rằng, sự lãnh đạo của tổ chức được thực hiện thành công và hoạt
động trong phạm vi thực tiễn chung cho phép hoặc theo đúng các quy