những gì là hợp lệ, mà không nên tập trung vào những gì là không
hợp lệ.
Một phản ứng phổ biến khác là làm giảm giá trị của các trách
nhiệm. Chúng có thể là đáng ngờ, bị phóng đại, hoặc thậm chí là quá
kích động và thái quá. Có thể là như vậy. Nhưng điều thường không
thể nghĩ tới là đôi khi có thể điều đó không được ai để ý đến nhưng
lại gây tổn hại lớn cho tổ chức vào phút chót, khi nó đã được nhận ra.
Đừng bỏ qua trách nhiệm này cho đến khi bạn đã tiến hành điều
tra một cách cẩn thận. Đừng làm giảm giá trị trách nhiệm vì nó có thể
hợp lý dù không mấy quan trọng đối với bạn nhưng lại quan trọng
với một người khác.
Quan điểm đạo đức có thể có nhiều hình thức cần xem xét, kể cả
việc từ chối không hợp tác trong một hoạt động, đưa một tình trạng
lên một cấp cao hơn trong tổ chức, hay đe dọa tuyên bố từ chức
nếu tình hình không được khắc phục. Sẽ rất hữu ích nếu có các
quy trình để ứng phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, một thủ
tục để ứng phó với một cuộc đối đầu về đạo đức đối với tổ chức,
hay các cán bộ của nó. Dưới đây là cách thức phản ứng có thể xảy ra:
• Tách thông điệp ra khỏi người phát đi thông điệp. Hãy chú ý cẩn
thận đến nội dung, bất kể quan điểm của người phát đi thông điệp
như thế nào.
• Hãy lắng nghe cả nội dung và sức mạnh cảm xúc của vấn đề
này. Mức độ nghiêm trọng của tình hình được đo lường tốt hơn khi
đo bằng cả hai yếu tố.
• Bất kể phản ứng ban đầu của bạn là gì, hãy hứa sẽ gặp lại người
đó, và cam kết về khuôn khổ thời gian thực hiện việc đó.
• Tránh bất cứ sự lôi cuốn nào vào việc đưa ra các biện pháp
kiểm soát thiệt hại vội vã và kém khôn ngoan, như hủy tài liệu chẳng