CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 34

QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ

LÃNH ĐẠO-THỪA HÀNH

Bất cứ tổ chức nào cũng vậy, từ lãnh đạo “theo thứ bậc” cho đến

lãnh đạo “cùng chia sẻ”, một số quyền lực luôn luôn được trao cho
các nhà lãnh đạo và một số được trao cho những người thừa hành.

kiểu lãnh đạo cùng chia sẻ, quyền lực được cân bằng hơn, mặc

dù một bên có thể tích tụ quyền lực nhiều hơn bên kia. Ở loại hình
phân quyền độc đoán, quyền lực dường như tập trung ở các nhà
lãnh đạo, cho đến khi có một điều gì đó xảy ra khiến cho những
người thừa hành hạ bệ các nhà lãnh đạo và đòi lại quyền lực cho
mình.

Tình huống mà trong đó quyền lực nằm hoàn toàn ở phía các

nhà lãnh đạo là rất nguy hiểm cho cả người thừa hành, người có thể
bị hủy hoại theo ý thích bất chợt của nhà lãnh đạo, và cũng nguy
hiểm cho các nhà lãnh đạo, khi những người thừa hành của họ trở
thành những kẻ bơ đỡ. Người bợ đỡ thường hành động theo điều mà
họ biết người ta muốn họ làm khi gặp một tình huống nhất định.
Họ không quan sát hoặc nghĩ thấu đáo và thường không có được
những hành động thích hợp. Điều này gây tổn hại cho nhà lãnh đạo
và tổ chức.

Là những người thừa hành, quyền lực chính thức của chúng ta

không ngang bằng với quyền lực của nhà lãnh đạo, và chúng ta phải
học hỏi để tham gia một cách hiệu quả vào mối quan hệ này, bất
chấp sự mất cân bằng. Tuy nhiên, chúng ta có thể có nhiều
quyền lực hơn chúng ta hình dung, và thường xuyên, không phát
huy quyền lực mà mình đang có. Gắn bó với quyền lực của mình
và học hỏi cách sử dụng nó là điều tối quan trọng đối với người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.