trách nhiệm về hành vi của chúng ta, còn chúng ta chẳng phải chịu
trách nhiệm gì về hành vi của họ. Sự uốn nắn từ lúc còn non trẻ có
ả
nh hưởng rất mạnh, đến nỗi với hầu hết chúng ta, đối đầu với
một nhà lãnh đạo về hành vi không hiệu quả thay vì là một hành
động bình thường trong mối quan hệ lại trở thành một điều đòi hỏi
lòng can đảm.
Như trong rất nhiều khía cạnh của mối quan hệ, nếu chúng ta
gặp khó khăn với một nhà lãnh đạo biểu thị sự non nớt, thì đó là vì
chúng ta cũng có vấn đề với sự trưởng thành của chính mình.
Trường hợp thường xuyên xảy ra là do cảm giác bất lực của bản thân,
nên chúng ta thường phàn nàn với những người khác về hành vi của
nhà lãnh đạo, thay vì thực hiện những hành động hiệu quả.
Chúng ta không phục vụ tốt nhà lãnh đạo hay tổ chức bằng cách
than vãn một cách bồng bột về hành vi của nhà lãnh đạo thay vì
đối đầu với họ và tham gia vào một quá trình cùng nhau phát triển.
Một người thừa hành can đảm phải đối đầu với một nhà lãnh
đạo mạnh mẽ vì những hành vi chưa chín chắn của nhà lãnh đạo đó.
Tình huống có thể giống như đối đầu với một đứa trẻ đang cầm
một khẩu súng lục đã nạp đạn: bạn có thể bị bắn khi đang thuyết
phục đứa trẻ bỏ súng xuống. Người thừa hành phải khéo léo để đối
đầu với nhà lãnh đạo theo cách thức vừa có sự tôn trọng một người
lớn có giáo dục, vừa giữ gìn lòng tự trọng và thách thức hành vi thiếu
chín chắn của họ.
TÌM KIẾM SỰ BÌNH ĐẲNG VỚI NHÀ
LÃNH ĐẠO
Đôi khi, sự khác biệt về vị trí trong một tổ chức là rất lớn. Vượt
qua những khác biệt đó có thể là một thách thức trong việc thiết lập
mối quan hệ thực sự với nhà lãnh đạo. Mặc dù chúng ta có thể làm