việc rất gần nhà lãnh đạo, nhưng sự khác biệt về địa vị hoặc cấp
bậc của chúng ta có thể hình thành nên một hố sâu trong mối quan
hệ. Khoảng cách này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng, “Mình là ai
mà dám chất vấn người này?”, và chúng ta tự coi thường những
nhận thức hoặc cách giải thích về các sự kiện của mình. Chúng ta
phải luôn cảnh giác cao độ với phản ứng mang tính phản xạ này và đặt
câu hỏi đó một cách cẩn thận. Nếu nó là tiền đề mối quan hệ của
chúng ta, chúng ta sẽ làm cho chính mình và nhà lãnh đạo cùng thất
bại.
Từ vị trí của mình, các nhà lãnh đạo dễ bị mất đi sự cọ xát với
thực tế. Điều này đôi khi được gọi là “căn bệnh của vua chúa.” Các
nhà lãnh đạo thường phụ thuộc vào nhận thức của những người thừa
hành khi kết nối lại với thực tế bên ngoài.
Nếu chúng ta đã xem xét cẩn thận giá trị những lời nhận xét của
mình, thì thách thức của chúng ta là vượt lên bản chất đáng sợ của sự
khác biệt về cấp bậc và trình bày các ý kiến đó ra. Nói chuyện
thẳng thắn hay nêu những ý kiến trái chiều với một nhà lãnh đạo
“cao cấp” không phải là quá tự tin mà là một phần thiết yếu của
việc thừa hành can đảm. Hành động này đòi hỏi phải hiểu rõ ý nghĩa
nội tại của sự bình đẳng về giá trị. Người thừa hành thường có thể
không tương xứng với những phẩm chất bên ngoài của nhà lãnh đạo,
chẳng hạn như trong cách ăn mặc của người có quyền lực chính thức,
nhưng phải tìm được sự bình đẳng với họ về mặt trí tuệ, đạo đức,
hoặc tinh thần. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách nào?
Nếu luôn ghi nhớ và khẳng định nhân cách của mình, chúng ta sẽ
không bị cám dỗ, bị lóa mắt hoặc bị đe dọa bởi những biểu tượng của
quyền lực cao hơn. Chức danh không phải thứ định nghĩa được
chúng ta hay nhà lãnh đạo mà chúng ta hỗ trợ, cho dù chức danh đó
là thư ký, ông chủ, chủ tịch, hay hoàng đế. Chúng ta đều là những
con người đi qua cuộc đời này với những món quà của Thượng Đế