• Sẽ là thiếu đạo đức nếu phá vỡ các quy tắc với mục đích đơn
giản là để thuận tiện hoặc vì lợi ích cá nhân, nhưng cũng là thiếu đạo
đức nếu tuân thủ hoặc thực thi các quy tắc khi thấy chúng cản trở
việc hoàn thành mục đích, giá trị của tổ chức, hay lương tâm của con
người.
• Một người người thừa hành can đảm nhận lấy trách nhiệm
trong tình huống khó xử, khi các quy tắc cản trở việc phục vụ và sẵn
sàng uốn cong, phá vỡ hoặc vi phạm các quy tắc để công việc được
hoàn thành.
• Khi một quy tắc cản trở khả năng cung cấp dịch vụ thích hợp,
những người thừa hành can đảm không che giấu ý đồ phá vỡ
nguyên tắc đó của mình, mà sử dụng nó như một ví dụ về lý do tại
sao quy tắc này phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng.
• Những người thừa hành khi thấy mình có ý đồ che giấu việc
phá bỏ các quy tắc, nên cẩn thận kiểm tra động cơ và các giả định của
mình. Kiểu lừa dối này hoàn toàn không phù hợp dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào, trừ môi trường hà khắc nhất.
Những người thừa hành can đảm tin tưởng chính mình và được tổ
chức tin cậy để là người diễn giải các giá trị của tổ chức khi áp dụng
một quy tắc vào một trường hợp cụ thể. Đôi khi, ở các bậc cao cấp
trong chính phủ hoặc các lĩnh vực công nghiệp tư nhân, chúng ta
thấy họ sử dụng quyền tự quyết đã được trao để biện minh cho các
hành vi phạm tội. Tất nhiên, điều này không phải là một hành động
can đảm mà là sự phản bội niềm tin mà các bên liên quan của tổ
chức đã đặt vào họ.
PHÁ VỠ LỐI TƯ DUY