Tuy nhiên, những cơ chế xã hội hóa mạnh mẽ phục vụ tốt cho
chủ nghĩa tập trung quan liêu và dạy những người thừa hành ngoan
ngoãn tuân theo hiện vẫn còn tồn tại. Quyền lực kiểm soát đáng
kinh hoàng của trường học, tổ chức tôn giáo, các đội thể thao, quân
đội và các tập đoàn lớn đang suy yếu dần, nhưng vẫn còn tồn tại;
bất chấp những điều mà họ thuyết giảng, họ buộc những người
bên dưới phải tuân theo. Bị đuổi vì không tuân thủ là một mối đe
dọa rất thực tế. Việc uốn nắn này bắt đầu từ lứa tuổi khi trẻ em
vẫn còn hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ chúng để tồn tại và còn
cảm thấy rất bất an về hậu quả của việc không nghe lời. Các tổ
chức lợi dụng cảm giác bất an này và có ý thức hoặc không, củng cố
nó cho đến khi những người phụ thuộc trở thành những sinh vật
nhút nhát mà chúng ta thường không muốn đồng cảm.
Chúng ta phải kiểm tra cách lập chương trình cho vai trò của người
thừa hành và hình dung vai trò này sẽ phát triển như thế nào. Thái
độ của chúng ta đối với các nhà lãnh đạo ra sao? Lòng trung thành
của chúng ta cuối cùng nằm ở đâu? Những kết quả nào còn tồi tệ
hơn việc bị sa thải? Chúng ta có những khả năng nào để ủng hộ các
nhà lãnh đạo – những người đang phấn đấu để phục vụ cho nhóm
của họ? Chúng ta có nghĩa vụ và quyền hạn gì để thay đổi tình hình
khi những người trung thành hơn lại bị phản bội? Chúng ta dám can
đảm đến mức nào?
Chúng ta chưa có nhiều hỗ trợ về văn hóa để làm điều này. Cho
đến gần đây, những câu chuyện thần thoại của chúng ta vẫn
thường tập trung vào các nhà lãnh đạo anh hùng, những người làm
nên những kỳ công lớn và thành công trong việc thách thức các nhà
lãnh đạo kém cỏi. Chúng ta thiếu những người anh hùng bình
thường, những người trung thành với những niềm tin của mình
trong khi giúp các nhà lãnh đạo đi theo ánh sáng soi đường của họ.
Những “người đứng hàng thứ hai” để hỗ trợ trước đây không thu hút