CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 9

được nhiều sự quan tâm của báo chí hoặc của các nhà xuất bản với
mỗi đầu sách thường được in hàng triệu bản. Những người tố giác
rơi vào tình trạng kém đi nhiều, cuộc sống của họ thường bị phá vỡ
nghiêm trọng, với rất ít người ủng hộ sự hỗ trợ của họ. Chỉ rất gần
đây chúng ta mới bắt đầu thấy các trường hợp ngoại lệ của mô
hình này. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo và những người thừa hành
phải phát triển và tôn vinh các mô hình mới để có thể thông cảm được
cho nhau. Đầu tiên, tôi sẽ khám phá các động lực của mối quan hệ
lãnh đạo-thừa hành. Điều gì đã ràng buộc nhà lãnh đạo và người
thừa hành với nhau? Những nền tảng đạo đức, tình cảm và tâm lý
chủ yếu ở nơi làm việc là gì? Các quyền lực tương ứng trong mối
quan hệ này là gì? Sau đó, tôi sẽ trình bày một mô hình cho thấy
những người thừa hành can đảm có thể cải thiện mối quan hệ đó vì
lợi ích của chính mình, vì các nhà lãnh đạo và vì tổ chức của họ theo
cách nào.

Có bốn khía cạnh, trong đó người thừa hành can đảm hoạt động

trong một nhóm, và khía cạnh thứ năm, trong đó người thừa hành
hoạt động bên trong hoặc bên ngoài nhóm tùy thuộc vào phản ứng
của bộ máy lãnh đạo. Mô hình này sẽ khám phá từng khía cạnh đó
như một cách để so sánh thực trạng phong cách thừa hành hiện nay
của chúng ta với cách thức chúng ta có thể phát huy vai trò của người
thừa hành.

NĂM KHÍA CẠNH THỪA HÀNH CAN ĐẢM

CAN ĐẢM ĐỂ ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM

Người thừa hành can đảm đảm nhận trách nhiệm vì chính mình và

vì tổ chức. Họ không giữ trong đầu hình ảnh gia trưởng của nhà lãnh
đạo hay tổ chức; họ không mong đợi nhà lãnh đạo hay tổ chức mang
lại cho họ sự an toàn và trưởng thành hay cho phép họ hành động.
Những người thừa hành can đảm khám phá hoặc tạo ra các cơ hội để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.