Chúng ta có thể ghi nhớ những hướng dẫn sau đây để cải thiện khả
năng tiếp cận của mình:
• Nếu thực sự mong muốn được tiếp cận nhiều hơn, chúng ta
phải cho nhà lãnh đạo thấy được giá trị của bất cứ mức độ tiếp cận
nào mà chúng ta đang được cho phép.
• Chúng ta phải biết được những điểm yếu trong giao tiếp của
chính mình, ví dụ dài dòng hoặc đi vào thuật ngữ quá nhiều, hãy cố
gắng giữ cho các yếu tố này trong tầm kiểm soát.
• Tập trung vào các vấn đề có giá trị cao và chuẩn bị thật tốt là
điều kiện cần để cải thiện khả năng tiếp cận, nhưng không nhất
thiết là điều kiện đủ.
• Trao đổi thoải mái nhưng hiệu quả và hào hứng có thể tiếp sức
cho nhà lãnh đạo theo cách mà các cuộc họp chính thức không làm
được, điều này khiến các nhà lãnh đạo muốn tiếp xúc nhiều hơn
với chúng ta.
• Sự thẳng thắn có thể khiến cho một nhà lãnh đạo tiếp thu
nhiều hơn, bởi vì bầu không khí xung quanh các nhà lãnh đạo lớn
thường thiếu mất tính chất này.
• Chúng ta nên biết nhà lãnh đạo tiếp nhận và xử lý thông tin
theo cách nào là tốt nhất và chú trọng phương tiện đó – bằng lời,
bằng văn bản, điện tử, đồ họa, thí nghiệm – để tối đa hóa giá trị
của quyền tiếp cận mà chúng ta có.
Một mối quan hệ thẳng thắn với nhà lãnh đạo là cần thiết để
phát huy đầy đủ tiềm năng vai trò của người thừa hành. Tiếp cận
thích hợp vừa là yêu cầu vừa là một dấu hiệu của mối quan hệ đó.
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI “GÁC CỔNG”