Những người kiểm soát quyền tiếp cận của những người khác với
một nhà lãnh đạo sẽ có trách nhiệm sử dụng quyền lực này một cách
công bằng. Lợi thế này rất dễ khiến người kề cận với nhà lãnh
đạo trở nên kiêu ngạo, thiếu quan tâm và lãnh đạm đối với nhu
cầu của những người đang tìm cách tiếp cận với nhà lãnh đạo. Nếu
nhà lãnh đạo đang quá tải và việc tiếp cận cần phải được hạn chế
thì người “gác cổng” có thể làm việc đó với lòng thông cảm và tìm
cách khác để giúp người kia. Người “gác cổng” có thể trở thành một
chiếc cầu, người kết nối và người tạo điều kiện.
Nếu một “người gác cổng” sử dụng lăng kính của mình để áp đặt
thiên kiến cá nhân hoặc định hướng cách nhìn nhận của nhà lãnh
đạo, người đó đang làm sai lệch quá trình sàng lọc hoặc lạm dụng
quyền được phản ánh của nhà lãnh đạo. Điều này sẽ làm tổn hại
đến cả nhà lãnh đạo và tổ chức. Một người thừa hành can đảm khi
đối mặt với vấn đề này sẽ phải đối đầu trực tiếp với người “gác
cổng”, và khi cần thiết, là cả với nhà lãnh đạo. Một người “gác cổng”
làm đúng chức phận sẽ bảo vệ những người phía trong các bức tường,
nhưng mở cửa cho những trao đổi ý tưởng giúp giữ cho cộng đồng
mạnh mẽ. Một người gác cổng làm không đúng chức phận sẽ chỉ liên
tục đóng sầm cửa lại.
Các nhà lãnh đạo xuất chúng thường nhận được nhiều yêu cầu
cho mượn danh nghĩa và uy tín của họ trong các sự kiện – các tổ chức
từ thiện, các hội đồng, liên minh, các hoạt động chính trị, hội thảo,
các sáng kiến công dân. Nếu các nhà lãnh đạo quá tận tâm vào
những vấn đề đó, họ sẽ bị phân tâm đối với mục đích chung.
Những người thừa hành đắc lực không nhất thiết giữ nguyên quy
trình chọn lọc cồng kềnh cho từng trường hợp một. Họ thiết lập
một quy trình để bảo vệ nhà lãnh đạo hay bị đòi hỏi tránh khỏi áp lực
quá mức và giúp vị ấy có những lựa chọn cân bằng về việc lời mời
nào thì nên chấp nhận, ủy quyền, hoặc từ chối. Một kế hoạch sẽ