Chúng ta phải rất cẩn thận để không nhân lên những thách thức
thực tế bên ngoài bằng cách chuyển tiếp những thông tin xấu và
những tin đồn vô căn cứ đến nhà lãnh đạo. Những điều này sẽ tạo
ra một nhận thức cường điệu về áp lực hoặc thái độ thù địch bên
ngoài, một nhà lãnh đạo dễ căm phẫn có thể sẽ phản ứng thái quá với
điều này. Nếu người thừa hành có thói quen chạy đến bên nhà
lãnh đạo với những tin đồn nhảm nhí vô căn cứ, thì người đó đang
phục vụ một số nhu cầu tâm lý cá nhân chứ không phải đang phục
vụ nhà lãnh đạo đó.
Khi phải giáp mặt với “tin tức” đáng báo động đối với nhà lãnh
đạo, chúng ta có thể tự hỏi mình:
• Chúng ta thực sự biết những gì so với những điều chúng ta đã
được nghe nói?
• Liệu nó có hợp lý không, hay chúng ta cần chứng thực thêm?
• Chúng ta đã biết cả các sự kiện và bối cảnh mà chúng xảy ra
hay chưa?
• Nếu một sự kiện thực sự xảy ra, thì có những gì ở đằng sau nó?
• Chúng ta có nên chấp nhận các sự kiện này với biểu hiện bên
ngoài, hay nên tìm hiểu thêm xem liệu chúng có được bố trí để phục
vụ mục đích khác mà chúng ta đang bị lôi kéo vào hay không?
• Thông tin chúng ta có đã đầy đủ chưa, hay chúng ta cần thu
thập thêm thông tin để có thể đưa ra các khuyến nghị?
Một khi thông tin đã được xác minh, chúng ta không bao giờ nên
bảo vệ một nhà lãnh đạo khỏi những tin xấu vì đó là một nguồn
thông tin phản hồi quan trọng. Khi báo tin xấu, chúng ta nên cố