gắng cung cấp cho nhà lãnh đạo các giải pháp giúp hỗ trợ hệ thống
giá trị của nhóm, vì đây sẽ là lúc các giá trị được kiểm định:
“Đây là những gì đã xảy ra và đây là ba lựa chọn mà chúng tôi đã
phát triển.”
“Tiến trình có lợi nhất là _, nhưng nó không phục vụ tốt cho
các giá trị và mục đích của chúng ta trong thời gian dài, vì vậy chúng
tôi khuyên ông nên __.”
Một dòng liên tục các tin xấu có thể làm cho nhà lãnh đạo nản
lòng và nhụt chí. Để tạo thế cân bằng cho hoàn cảnh này, chúng ta
cần phải đưa ra ví dụ về những thành công của các nỗ lực và cam
kết của nhà lãnh đạo với mục đích chung. Ngay cả những thành công
nhỏ cũng có thể giúp nhà lãnh đạo và nhóm kiên định trong cuộc
đấu tranh của họ.
BẢO VỆ NHÀ LÃNH ĐẠO
Những người bên trong và bên ngoài tổ chức rất dễ nhắm đến
nhà lãnh đạo, bởi vì nhà lãnh đạo ở vào vị trí ai cũng thấy, là đại diện
cho tổ chức cũng như thẩm quyền của nó. Đôi khi có rất nhiều lời
phàn nàn sau lưng nhà lãnh đạo. Mặc dù lời phàn nàn này có thể là
hợp lệ, nhưng hình thức thể hiện chúng thì không. Nó sẽ tạo ra một
bầu không khí mà sự tôn trọng lẫn nhau bị hủy hoại, bất hòa tăng
cao và việc thực hiện chiến lược thì mờ nhạt. Khi gặp phải tình
huống này, chúng ta cần bảo vệ các nhà lãnh đạo của mình.
Điều quan trọng là thành viên nhóm phải nhớ những điểm mạnh
của nhà lãnh đạo, đây là yếu tố đôi khi bị quên lãng hoặc cho là quá
hiển nhiên. Một nhà lãnh đạo có thể có sai sót, nhưng có thể những
điểm mạnh của vị ấy đang khiến cho tổ chức gắn kết với nhau
hoặc đóng góp đáng kể vào mục đích của tổ chức. Một người thừa