hành can đảm đối mặt với thái độ phàn nàn kinh niên sẽ thách thức
nhóm phải nhớ đến những điểm mạnh đó của nhà lãnh đạo. Chúng
ta chỉ có thể cung cấp thông tin phản hồi mang tính xây dựng từ
quan điểm thực sự tôn trọng mỗi cá nhân.
Nếu chúng ta nằm trong số những người hay phàn nàn kia, thì
việc xem xét nghiêm túc về vai trò của chúng ta có thể sẽ hữu ích.
Phàn nàn có thể là một cách bộc lộ với nhà lãnh đạo sự thất vọng của
chúng ta vì chúng ta đã không thành công hơn nữa với những nỗ lực
của mình. Chúng ta cần xem xét làm thế nào để có thể đảm nhận
thêm trách nhiệm và trở nên hiệu quả hơn.
Không nên bỏ qua hay kìm nén sự phàn nàn. Có thể có những bài
học hữu ích từ đó. Người thừa hành can đảm hối thúc những người
hay phàn nàn gói gọn và cung cấp những điều họ muốn truyền
đạt theo những cách hữu ích chứ không phải là tuôn ra những lời bất
mãn.
LÀM BỘ ĐỆM GIỮA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO
Thường thì quyền lực được tôn kính đến mức một bình luận nhỏ
nhất của người lãnh đạo cũng được tiếp nhận theo đúng nghĩa đen.
Các nhà lãnh đạo có thể thấy bị xúc phạm khi một lời bình luận vu
vơ mà họ đưa ra được hướng dẫn như một “chính sách”, một giải pháp
nhất thời cho một tình huống duy nhất được hiểu là một sự thay
đổi về cơ bản, hoặc một phản ứng tức giận lại được truyền đạt như là
quan điểm chính thức của họ. Nếu một chỉ thị từ một nhà lãnh đạo
có vẻ như đi ngược lại với lẽ thường, thì một người thừa hành ở bất
kỳ cấp nào cũng nên yêu cầu làm rõ trước khi thực hiện nó. Việc
này dường như là điều đương nhiên, nhưng những người thừa hành