HÀNH ĐỘNG NHÂN DANH NHÀ LÃNH
ĐẠO
Nếu chúng ta là phụ tá thân cận của một nhà lãnh đạo, các hành
vi của chúng ta thường được coi là sự mở rộng của các giá trị và dự
định của nhà lãnh đạo đó. Trong các tổ chức mà nhà lãnh đạo tập
trung vào các ưu tiên chiến lược và ưu tiên bên ngoài, chúng ta có
thể trở thành điểm liên hệ chính cho những người còn lại trong tổ
chức và do đó, có ảnh hưởng lớn đến tổ chức. Dù cố ý hay không,
chúng ta cũng có thể tạo ra một bầu không khí không phản ánh các
giá trị của nhà lãnh đạo.
Hành động nhân danh nhà lãnh đạo là một công việc tế nhị. Tuy
nhiên, chúng ta phải sẵn sàng làm việc đó. Chúng ta cần có nhận
thức sâu sắc về việc tinh thần và những hành động của chúng ta
đang hỗ trợ hay làm giảm các giá trị của nhà lãnh đạo như thế nào.
Nếu chúng ta cho phép các vấn đề về quyền lực của mình ảnh
hưởng không tốt đến nhà lãnh đạo, chúng ta có thể gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho tổ chức, và cuối cùng là cho chính sự nghiệp của
chúng ta. Ví dụ, nếu chúng ta ngả về phong cách quản trị kiểu ra
lệnh-và-kiểm soát cứng nhắc nhiều hơn so với nhà lãnh đạo, và các
nhân viên lại muốn trong tổ chức phải được khuyến khích tham gia
nhiều hơn, thì chúng ta có thể tạo ra sự bất mãn mạnh mẽ đối với
“ban quản trị.” Khi nhà lãnh đạo nhận thức được điều này đang làm
suy yếu cam kết của nhóm với mục đích chung đến thế nào, sự
tín nhiệm của họ đối với chúng ta sẽ giảm đi nhiều.
Bằng cách hòa hợp, gần gũi với nhà lãnh đạo, chúng ta có thể
hiểu thấu đáo các giá trị của vị ấy và tán thành hay bắt đầu
những hành động phù hợp với những giá trị và mục tiêu đó mà không
chất thêm gánh nặng tiểu tiết lên vai họ. Bằng cách làm rõ từ
trước các loại hạn mục quyết định, chúng ta sẽ có thể ngăn chặn việc