CĂN PHÒNG RIÊNG - Trang 29

Chương hai

Cảnh tượng, nếu tôi có thể yêu cầu các bạn đi theo tôi, giờ đây đã

thay đổi. Lá vẫn rơi, nhưng ở London chứ không phải Oxbridge; và
bắt buộc tôi phải yêu cầu các bạn vận dụng trí tưởng tượng để hình
dung ra căn phòng, như cả nghìn căn phòng khác, có cửa sổ đối diện
với cửa sổ khác và ở giữa là xe cộ, mũ áo nườm nượp qua lại. Bên
trong căn phòng, trên mặt bàn, có tờ giấy trắng ghi vẻn vẹn dòng
chữ lớn PHỤ NỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC. Thật đáng tiếc bởi
tiếp nối bữa trưa và bữa tối ở Oxbridge là cuộc thăm viếng viện bảo
tàng Anh quốc. Người ta phải cố gắng giũ sạch tất cả những gì bị
xem là thiên kiến và ngẫu nhiên trong tất cả những ấn tượng này để
đạt đến chất lỏng nguyên chất, tinh dầu cốt lõi của chân lí. Bởi
chuyến viếng thăm Oxbridge, bữa ăn trưa và bữa tối, nảy sinh một
lô những câu hỏi trong đầu. Tại sao đàn ông uống rượu còn đàn bà
uống nước lã? Tại sao một giới phái giàu sang trong khi giới phái kia
nghèo túng? Cái nghèo tác động gì đến sáng tác văn học? Những
điều kiện nào cần thiết cho việc sáng tạo tác phẩm nghệ thuật? - một
nghìn câu hỏi cùng lúc tự động nảy ra. Nhưng người ta cần câu trả
lời chứ không phải câu hỏi; và câu trả lời chỉ có bằng cách đi tham
vấn bậc thức giả, người không định kiến, người có khả năng tự đặt
mình lên trên mọi tranh biện ngoa ngôn xảo ngữ, trên mọi rối loạn
của thân xác, và gửi gắm kết quả công trình suy nghiệm, nghiên cứu
của mình vào sách vở lưu trữ bên trong bốn bức tường viện bảo tàng
Anh quốc. Nếu tìm không ra chân lí nơi những kệ sách trong viện
bảo tàng Anh thì chân lí, tôi tự hỏi trong lúc cầm lên cuốn sổ tay và
cây bút chì, ở nơi đâu?

Với hành trang, với lòng tự tin và ham muốn tìm hiểu như thế, tôi

lên đường đi tìm chân lí. Hôm đó trời không mưa nhưng ảm đạm,
đường sá vùng chung quanh viện bảo tàng đầy lỗ than rộng toang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.