sắc. Nhưng với họa sĩ thì chất độc còn nặng; và với nhạc sĩ, theo tôi,
ngay cả bây giờ, nó vẫn hoành hành và cực kì độc hại. Nhà soạn
nhạc phái nữ ngày nay đứng ở vị trí cô nữ diễn viên sân khấu thời
Shakespeare. Nick Greene, các bạn còn nhớ câu chuyện tôi bịa ra về
cô em gái Shakespeare chứ, nói là đàn bà diễn xuất trên sân khấu chỉ
khiến ông ta liên tưởng đến con chó diễn trò múa may. Hai trăm
năm sau, Johnson lập lại câu nói đó khi ông nói về người phụ nữ
giảng đạo. Và đây, tôi nói trong lúc lật cuốn sách viết về âm nhạc,
chúng ta có dẫn chứng chữ nghĩa, viết vào cái năm 1928 tươi sáng
này, về đàn bà muốn trở thành nhà soạn nhạc. “Nói về Germaine
Tailleferre
, người ta chỉ có thế lặp lại câu nói của tiến sĩ Johnson
liên quan đến đàn bà giảng dạo, chỉ cần thế chỗ soạn nhạc với giảng
đạo. ‘Thưa ngài, đàn bà mà soạn nhạc thì cũng như con chó đi bằng
hai chân sau. Dở lắm, nhưng ngài sẽ phải ngạc nhiên là có chuyện
đó có thật
’”. Lịch sử tái diễn chính xác quá đỗi.
Do đó, tôi kết luận, trong lúc khép lại cuộc đời ông Oscar
Browning và đẩy tất cả những nhân vật khác vào nơi an nghỉ, điều
khá hiển nhiên là sang thế kỷ XIX đàn bà vẫn chưa được khuyến
khích chọn lựa nghiệp nghệ sĩ. Ngược lại, cô vẫn bị xem thường, bị
tát vào mặt, bị hô hào, bị lên lớp dạy bảo. Đầu óc cô chắc là căng
cứng và sinh lực của cô suy sụp vì cứ phải đối phó và minh chứng
hết chuyện này đến chuyện kia. Bởi nơi đây, một lần nữa, chứng ta
lại bước vào phạm vi của cái mặc cảm nam tính tuy rất thú vị nhưng
mù mờ khó hiểu và ảnh hưởng quá nhiều đến phong trào của phụ
nữ; đó là nỗi khao khát thâm căn cố đế đàn ông phải vượt trội hơn
đàn bà, để bất kì chỗ nào người ta nhìn vào cũng thấy ông ta xuất
hiện nơi tiền diện, không những trong nghệ thuật mà cả chính trị,
ngay cả khi mối hiểm họa đe dọa ông ta dường như cực nhỏ và kẻ
van nài dưới chân ông ta thường tỏ ra vô cùng khiêm tốn, tận tụy hết
mình. Thậm chí là, Lady Bessborough, nếu tôi không lầm, với tất cả
niềm đam mê chính trị, đã phải khiêm tốn khom mình viết thư cho
Lord Granville Leveson-Gower