Chương bốn
Như thế, có thể thấy chuyện tâm thức sáng tạo của người phụ nữ
ở thế kỷ XVI là điều hiển nhiên không thể xảy ra. Người ta chỉ cần
nghĩ đến những mộ bia thời Elizabeth với những đứa trẻ quỳ gối,
hai tay siết chặt nhau; những cái chết yểu; và nhìn vào bên trong nhà
cửa chúng sinh sống, những căn phòng tăm tối, chật hẹp, để thấy
rằng không người phụ nữ nào sinh sống vào thời đó có khả năng
làm thơ. Có lẽ, điều hoạ may tìm thấy là vào những thời kì sau, khi
người phụ nữ được hưởng chút tự do tương đối và có người đàn bà
xuất sắc nào đó lợi dụng cơ hội này xuất bản cái gì đó mang tên
mình và chấp nhận chuyện mình bị gọi là quái vật. Dĩ nhiên, đàn
ông không phải là lũ kiểu cách, hợm hĩnh, tôi tiếp tục trong lúc thận
trọng né tránh, không đụng chạm đến “chủ nghĩa nữ quyền chính
hiệu” của Rebecca West; nếu có bà nữ bá tước nào nổi hứng muốn
trở thành thi sĩ thì chắc họ sẽ mở lòng thương hại mà gật gù tán
dương. Người ta có thể nhận ra một mệnh phụ có chức tước sẽ gặp
thuận lợi hơn nhiều, được khuyến khích tối đa, so vui mầm non
Austen hay Brontë thời chưa nổi tiếng. Nhưng người ta cũng có thể
nhận ra tâm hồn bà bị bối rối bởi những cảm xúc xa lạ như sợ hãi,
thù ghét và thơ của bà cho thấy dấu vết nỗi bối rối đó. Thí dụ đây là
trường hợp của Lady Winchilsea
, tôi nghĩ thế trong lúc lấy xuống
cuốn thơ của bà. Bà sinh năm 1661 trong một gia đình thuộc giai cấp
quý tộc, chồng bà cũng là người như thế; bà không con; bà làm thơ,
và người ta chỉ cần giở thơ bà ra là thấy nỗi bi phẫn của bà bùng nổ
như thế nào trước thân phận bèo bọt của người phụ nữ:
Cách nào chúng ta gục ngã! Gục ngã bởi những phép tắc sai lầm,
Và sự điên khùng trong giáo dục nhiều hơn là tự nhiên;
Bị tước đoạt mọi thăng tiến trí tuệ,