nhau. Nhưng với Charlo e Brontë thì tôi đồ không phải thế, tôi nói
trong lúc giở cuốn Jane Eyre trước mặt và đặt nó nằm cạnh cuốn Kiêu
hãnh và định kiến.
Tôi giở chương mười hai và mắt tôi bắt gặp câu “Bất cứ ai cũng có
thể đổ lỗi lên tôi nếu muốn”. Họ đổ lên đầu Charlo e Brontë tội lỗi
gì? Tôi thắc mắc. Và tôi đọc tiếp, Jane Eyre thường trèo lên mái nhà
lúc bà Fairfax nấu thạch đông và phóng tầm mắt nhìn ra phía cánh
đồng xa xa. Rồi cô mơ ước - và đây là lí do tại sao người ta trách
mắng cô - “thế rồi tôi ước gì mình có quyền năng vượt qua cái hữu
hạn đó để đi đến những chân trời xa lạ, những thành thị đông đúc,
những miền đất đầy sức sống mà tôi chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ
ghé chân tận mắt nhìn: lúc đó tôi muốn sống cuộc đời thực mà tôi có
thể chiếm hữu, muốn hòa nhập vào những kẻ đồng loại, muốn quen
biết thật nhiều nhân vật khác nhau. Tôi biết bà Fairfax là người nhân
hậu, Adèle cũng thế; nhưng tôi tin tưởng vào sự tồn tại của kẻ khác
với cái tốt đẹp muôn màu muôn dạng, và tôi mong có ngày trông
thấy cái tôi vẫn tin tưởng.”
“Ai đổ lỗi lên tôi? Nhiều lắm, rành rành ra đó, và tôi sẽ bị gọi là kẻ
bất mãn. Nhưng tôi làm gì được: vận động là bản chất của tôi, đôi
lúc nó còn quấy rầy tôi đến đau đớn…”
“Thật hoài công thuyết phục con người nén hài lòng với sự yên
bình: họ phải làm cái gì đó, và nếu không tìm ra cái để làm, họ phải
tạo ra việc làm. Cả triệu người chịu tội đón nhận cái chết yên ổn hơn
tôi, nhưng cả triệu người khác nổi loạn. Không ai biết có bao nhiêu
kẻ nổi loạn đang sôi sục trong tập thể con người trên mặt đất. Nhìn
chung, đàn bà là người bình thản: nhưng cảm xúc của họ thì cũng
như đàn ông; họ cần chỗ để phơi bày cảm nghĩ và năng lực như anh
trai em trai họ cần; bóp nghẹt quá, tù hãm quá, họ sẽ khổ sở y như
đàn ông; và thật hẹp hòi khi giới phái kia bảo họ nên tự khép mình
vào những công việc như làm bánh, đan tất, đàn piano và thêu thùa.
Lên án hay cười chỏ họ đều là thái độ ngu xuẩn, bởi họ chỉ muốn