Điều Bát linh thiêng chỉ trừng phạt riêng kẻ đã ngạo mạn nên mới khiến xui
ra như thế ?
Chứng kiến sự kiện quả báo nhãn tiền, chẳng riêng toán binh sĩ hôm ấy
đều chẳng khỏi tin tưởng đến oai quyền thần linh, mà hầu hết đồng bào Trà
Ôn lúc ấy cũng đều xầm xì : « Ông Điều Bát thật oai linh đáng kính ».
Chúng tôi sở dĩ ghi lại mẩu chuyện trên, để nói lên một khía cạnh oai
linh của ông Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, do đó phần lớn đồng bào Trà Ôn
Cần Thơ đã sùng kính lăng ông không kém gì lăng ông Bà Chiểu.
Từ năm 1937, lăng nầy đã được tái thiết theo lối cổ và mở rộng hơn
xưa. Trải bao cuộc biến thiên, nhưng sự linh hiển của ông vẫn liên tục cho
đến ngày giờ nầy. Đồng bào dân chúng lúc nào cũng tin tưởng nơi ông
không một ai dám thất lễ. Ngày thường cũng như ngày lễ tế, lăng ông tấp
nập khách hành hương lễ bái, khói hương nghi ngút phụng thờ.
Mặc dầu vị võ quan nầy không phải là người Việt, nhưng có công
khuôn phò chúa Nguyễn Ánh tại Cần Thơ, được phong quyền cao chức
trọng và sau khi chết được hiển linh. Sống vi tướng thác vi thần, nên chúng
tôi nhắc lại với tinh thần tồn cổ, nhớ đến công lao người xưa với tình đoàn
kết giữa hai dân tộc Việt – Miên.
CHUYỆN LẠ TRONG CƠN CỤ THỦ KHOA NGHĨA TỪ TRẦN VÀ
THẦN CHỦ THỜ CỤ
Trong báo « Thế giới tân văn » số 21 ngày 27-11-36, ông Phan Văn
Thiết có viết một bài « Cái chết của cụ Thủ khoa Nghĩa » (do người em vợ
cụ Thủ khoa Nghĩa thuật lại) có nhiều điều đáng chú ý. Đại khái như sau :
Năm Nhâm Thân 1872, sau Tết nguyên đán mấy hôm, ông huyện Côn
ở Cần Thơ mời cụ Thủ khoa xuống ăn giỗ. Người em vợ của cụ và một tên
bạn chèo đưa cụ xuống thuyền đi Cần Thơ.