- với bà kế thất là Lưu Thị Hoán được 1 gái, 3 trai : Bùi Thị Bè – Bùi
Hữu Khánh Bùi Hữu Sanh – Bùi Hữu Út.
Ngày 21 tháng giêng năm Nhâm Thân, nhằm năm Tự Đức thứ 26
(1872), nhà văn hào Bùi Hữu Nghĩa từ giã cõi trần, hưởng thọ được 66 tuổi.
Hiện thời mộ Nghĩa ở trong vườn Vĩnh Lộc của Đốc phủ Dương Thân
Hỷ (thuộc về làng Long Tuyền Bình Thủy) tỉnh Cần Thơ. Trước mộ có tấm
bia đá của con Nghĩa là Bùi Hữu Tú dựng, khắc mấy chữ :
« Đại Nam Hiển khảo Giải nguyên Bùi phủ quân chi mộ. Tốt vu Nhâm
Thân niên chánh ngoạt nẩm nhứt nhựt. Nam Bùi Hữu Tú kỉnh lập ».
Bấy giờ tại chùa Nam Nhã ở Bình Thủy có ba thần chủ thờ Thủ khoa
Nghĩa với bà chánh thất và bà kế thất. Trước bàn Phật lại có bài vị thờ nữa.
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Thủ khoa Nghĩa rất sở trường về thi văn. Lúc bấy giờ có người truyền
tụng câu sau nầy :
« Đồng Nai có bốn rồng vàng ;
Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi »
cũng đã biết Nghĩa là một bực cự phách trong làng thi miền Nam về giữa
thế kỷ 19.
Người ta biết Nghĩa nhiều là do quyển tuồng « Kim thạch kỳ duyên »,
văn chương đặc sắc, lời lẽ gọn gàng.
Kế đó là mấy bài văn tế : Văn tế vợ, Văn tế con gái, Văn vợ Thổ tế
chồng Chệt.
Mấy bài Thơ Nôm : Cây vông, Cây bần, Thợ bạc, Kinh quá Hà âm
cảm tác, Câu cá, Ngũ Tử Tư xuy tiêu, Quan công thất thủ, Bị giam ở Vĩnh
Long.