động.
Hôm sau, Gácnhê cho tàu đến bến sông Hà Nội. Ông cho nổ hai mươi
ba phát đại bác, vừa để chào mừng vừa để thị oai. Quân của Đuypi gồm
người Pháp, người Tàu và thấp thoáng mấy người Nam, dàn hàng ngang
trên bờ sông chờ đón.
Viên quan Nam do triều đình cử đi cùng Gácnhê, nhanh chóng vào yết
kiến Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Ông nói là vua cho phép một võ quan
Pháp đem quân chính thức đến, xử lý việc thương nhân Đuypi lộng hành tại
Hà Nội. Quan quân Hà Nội phải cộng sự với quan quân Pháp, để thực hành
công vụ và giữ được hòa hảo.
Tri Phương nghĩ là Thống đốc Pháp thấy Đuypi làm sai, cử quan quân
đến trừng phạt hắn. Ông đáp ứng yêu cầu của Gácnhê, cho quân vào đóng ở
Trường Thi; trước đó chỉ cho đóng ở bờ sông Nhị.
Gácnhê ổn định việc đóng quân, rồi cho người liên hệ với Đuypi, hỏi
tình hình quan quân Hà Nội. Đuypi cho biết: quân Nam tích cực phòng thủ
Hà Nội, và triều đình cử thêm võ tướng ra tăng viện.
Rồi Gácnhê đến lễ ở nhà thờ Hà Nội. Gặp Giám mục Puyginhê bàn
bạc:
- Thưa cha, tôi đến đây với danh nghĩa dàn xếp việc Giăng Đuypi,
nhưng thực chất là cùng Đuypi tiếp tục chiếm Hà Nội và Bắc Kỳ. Tôi muốn
được cha giúp đỡ.
Puyginhê nói:
- Tôi đang giúp Đuypi, và tất nhiên sẽ giúp ngài. Nhưng ngài cần
chuẩn bị chu đáo để có một sức mạnh hơn hẳn, đảm bảo chắc thắng. Ngài
phải xin thêm quân, và nhất là thêm súng đạn. Tôi sẽ mộ cho ngài số quân
khoảng sáu ngàn người.