Nghe tin buồn, hai ông lặng người hồi lâu, rồi mới trở lại việc đang
bàn.
Viêm hỏi nhỏ:
- Vua mật dụ là kiềm chế đến mức tối đa, không để người Pháp vu cho
ta là vi phạm hòa ước. Vậy nếu bất chợt chúng đánh, ta có phản công
không?
Thuyết đặt câu hỏi lại:
- Thế cái việc Đuypi làm bậy ở Hà Nội, Gácnhê chiếm năm tỉnh thành
là tuân thủ hòa ước à? Họ phạm ước, họ không sợ. Ta chống việc làm sai
của họ, ta lại sợ phạm ước ư? Thật là kỳ quặc! Bây giờ được giao binh
quyền ở cả xứ này, ngài cần dùng hết cái quyền của mình. Giặc đánh mình,
mình đánh lại, không chờ hỏi triều đình.
Để Viêm khỏi phân vân, Thuyết nói mạnh mẽ hơn:
- Đàm phán là việc của Trần Đình Túc. Chiến đấu là việc của ngài.
Mất thêm tỉnh nào là tội của ngài, chứ không tội ở Đình Túc.
Nghe vỡ lẽ, Viêm tạm yên tâm cùng Thuyết bàn kế sách chống giặc.
Bàn đi bàn lại, Viêm vẫn giữ ý mình là: nếu giặc đánh ta thì ta mới đánh lại.
Thuyết thì chủ định: giặc thực sự đã đánh ta, có thể đánh trả lúc nào là ta
đánh. Dẫu có khác nhau về xem xét tình huống, hai ông đã nhất trí là phải
đánh giặc.
Truyện được biên tập. tại. iread.vn..
Án sát Nguyễn Quang Bích được đặc cử trông coi việc cung đốn
lương thực, đảm bảo hậu cần, cho quân triều đình đang đóng phần lớn tại
Sơn Tây. Ông xuống các phủ, huyện xem xét việc tích trữ thóc gạo, củi
đóm. Lại lo cử hàng trăm người len lỏi theo đường bộ xuống vùng bể mua