CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU
Bút Ngữ
www.dtv-ebook.com
Chương 55
Việc Đông Du tan vỡ. Các cuộc đấu tranh trong nước thất bại. Cuộc
chiến đấu cuối cùng của Đề Thám và việc đưa súng đạn về nước bị dập
tắt... Phan Bội Châu phải trấn an cho mình và gần trăm anh em theo ông từ
Nhật qua Tàu, ẩn náu chờ thời. Họ phải làm nhiều nghề kiếm sống: thợ
may, phu hồ, đánh giày, bán hàng rong... Bội Châu cũng phải bê tập sách
bán rong trên bến tàu Hương Cảng. Dân bến thường gặp ông già cao lớn,
mày râu đẹp đẽ, giọng rao trầm bổng như ca nhạc, bài rao sáng sủa như văn
thơ. Người ta mua sách để đọc và còn có ý giúp ông già có chút lãi kiếm
sống. Ông được người ta chú ý ngày càng nhiều. Họ thầm bảo nhau: ông là
người tài chí song toàn ở nước Nam, vì không gặp thời thế mà phải bán
sách kiếm ăn. Những thanh niên, học sinh có ảnh hưởng cách mạng Trung
Quốc mua sách giúp ông. Các sách giáo khoa và văn học ở các hiệu sách
Tàu, ông đem bán lấy chút hoa hồng. Có người mua vài tập mà trả tiền
nhiều gấp bội... Nhờ vậy ông và nhóm anh em cùng sống đỡ khổ hơn.
Bội Châu còn gặp một may mắn nữa. Có người học sĩ Chu Thiết Sinh
thường mua sách của Châu, biết Châu là người cách mạng nên mời về nhà.
Bà mẹ Thiết Sinh bảy mươi tuổi là người hào hiệp, hay đọc sách, kể chuyện
các anh hùng dũng sĩ thời xưa và có tư tưởng cách mạng. Biết Châu cùng
anh em là người yêu nước, bà cho mượn mấy gian nhà để ở. Đang không
tiền thuê nhà, anh em rất mừng. Nơi đây đang dần dần biến thành địa điểm
liên lạc với những người từ nước nhà sang. Bội Châu nói với anh em: -
Chúng ta ở hiền nên gặp lành, là Hàn Tín gặp bà Phiếu Mẫu.
Đến ở với Bội Châu có thêm Đặng Tử Mẫn, Trần Hữu Lực... Cũng có
những người ở chỗ khác thường qua lại gặp Châu như Phan Bá Ngọc, Lê