hơn nữa, nhằm có nguồn thu. Muốn vậy ông phải kiếm một số vốn đưa
thêm sang Xiêm, nhưng chưa nhòm vào đâu được...
Đang bế tắc thì có tiền trong nước gửi sang. Một khoản do thân nhân
của Lập Nham gửi, một khoản do Thái Phiên và anh em Hội ở Quảng Nam
gửi. Tất cả là năm trăm đồng. Châu giao cho Đặng Tử Kính, Đặng Tử Mẫn
đưa sang Xiêm sắm dụng cụ làm ruộng. Tiếp đó ông cũng sang.
Tới Xiêm, Bội Châu thấy anh em đã được vua Xiêm giúp đỡ thiết
thực. Cấp cho mỗi người Nam số tiền làm vốn vỡ ruộng, gieo hạt. Sau đó
được hoa lợi sẽ tự túc. Xiêm cho một khoảnh ruộng ven núi, gọi là Bạn
Thầm, gần nguồn nước, tiện canh tác. Hoàng thân Tharat còn giúp một số
nông cụ. Trâu bò thì thuê mượn của dân địa phương. Được vua quan chiếu
cố, lại thấy người Nam ăn ở tử tế, dân Xiêm vui lòng giúp đỡ.
Tr-uy-ện được dịch trực tiếp tại iREAD--
Có ruộng cày cấy, Bội Châu khuyên những du học sinh chưa có việc
làm từ đất Tàu sang đây. Có nhóm người Nam đến Hương Cảng làm bồi
bếp từ trước, đã có việc làm, vẫn theo sang Xiêm làm ruộng với Hội. Từ
trong nước, một số nghĩa quân cũ và người lao động cũng sang. Trong đó
có Tú Khôn, người huyện Nam Đàn, đỗ Tú tài võ, làm đội trưởng lính nhà
vua. Khi Pháp chiếm Nghệ An, Tú Khôn làm cai lính tập, rồi theo Đặng
Thái Thân làm nghĩa quân. Khi Thái Thân bị hại, Tú Khôn trốn vào rừng.
Lúc này ông đã hơn sáu mươi tuổi, vẫn sang Xiêm làm ruộng cho Hội.
Bội Châu nói với Tú Khôn trong tình đồng hương:
- Tôi gặp bác ở đây là "tha hương ngộ cố tri". Bác đã qua tuổi lục thập
bất nhập đình trung (sáu mươi tuổi không vào đình làm việc làng), nhưng
bác vẫn sang Xiêm làm việc cứu nước. Vậy là bác nêu gương sáng cho anh
em. Việc của bác ở đây nặng nề hơn những người khác. Bác biết quân sự,
bác huấn luyện cho anh em. Hàng ngày bác cùng anh em làm ruộng, nuôi