Dư, Nguyễn Bá Trác... Họ vốn là những người có tinh thần chống Pháp,
nhưng qua thử thách, nay có kẻ thay lòng đổi dạ. Mật thám Pháp le ve
nhòm ngó, mua chuộc họ.
Bội Châu ở Quảng Đông nhưng tâm trí lại để bên nước Xiêm. Ông
vốn nhìn xa nghĩ rộng, hồi thu xếp cho anh em học ở Nhật, ông vẫn có
chuyến qua Quảng Đông, Quảng Tây, thăm dò tình hình, làm quen với
những tòa báo hoặc thân sĩ, trí thức, nhằm chuẩn bị cho lúc nào đó có chỗ
tạm trú mà liên hệ với vùng rừng núi Bắc Kỳ. Cái đất Bắc Kỳ là cửa ngõ
sang nước Tàu, là nơi mà nhiều đời dân hai nước sống hàng xóm láng
giềng với nhau, cưu mang giúp đỡ nhau khi có giặc giã. Đấy cũng là nơi
phong trào Cần Vương chống Pháp mạnh mẽ, bị đàn áp tan vỡ nhưng
không hết người trung nghĩa.
Bội Châu còn có lần sang nước Xiêm, vì thấy Xiêm với nước mình
vốn là lân bang. Có thể từ đấy mà tìm cách về nước hoạt động.
Một lần cùng sang Xiêm với Châu có Cường Để. Xiêm là nước quân
chủ nên họ có ý giúp đỡ Cường Để. Vua Xiêm quan tâm về chính trị nên có
cảm tình với Bội Châu.
Lúc này ở Xiêm đang có những người Nam yêu nước chống Pháp tạm
trú. Đề đốc Cao Đạt là anh ruột Cao Thắng, đã từng cõng vua Hàm Nghi
khi bị giặc đuổi, nay sang Xiêm ở. Mai Lão Bạng là một thầy già đạo Gia
tô, được giáo hội An Nam cử làm đại biểu trong Hội Duy Tân, cũng cư ngụ
ở Xiêm...
Bội Châu sang Xiêm còn do nguồn kinh tế của Hội bấp bênh, do lâu
nay chỉ nhờ vào quyên góp trong nước. Cần phải có nguồn thu từ sản xuất.
Ông liên hệ với hoàng thân Tharat, em vua Xiêm, nhờ vua giúp đỡ. Vua
cho người Nam đến khai hoang cày cấy. Châu liền cử một số anh em sang
Xiêm lo liệu việc này. Rồi ông thấy mình cần sang đấy cùng anh em làm tốt