mãi mãi sáng rọi trong lòng con cháu và mọi người... Hậu học Phan Bội
Châu bái đề."
Không lâu sau đó được tin ở khám lớn Sài Gòn có cuộc tranh đấu của
nhóm tù chính trị. Họ tuyệt thực, có thể chết. Cụ Phan lại nghĩ đến việc
cùng tranh đấu với họ từ xa. Lần trước cụ đã xin chết thay cho nhóm anh
em Tân Việt, bị nhà cầm quyền lờ đi như không có chuyện gì. Nhưng rồi họ
không dám hành hạ anh em quá độ. Lần này cụ lại hoạt động. Cụ bảo
Hoàng Hành đi đánh một bức điện tín:
Huế, ngày 5-11-1936
Kính gửi: Quan Toàn quyền Đông Dương, Hà Nội.
Tôi vô cùng biết ơn ngài, nếu ngài cho thi hành ngay cái án tử hình
Phan Bội Châu đã được tuyên xử năm 1913, để thay cho giam cầm các ông
Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, hiện đang tuyệt thực
phản đối tại khám lớn Sài Gòn.
Bạn đang đ-ọc tru-yệ-n tại iRE-AD.vn
Phan Bội Châu. Bến Ngự - Huế
Cụ Phan đoán rằng địch sẽ lại im lặng như lần trước. Đúng là thế. Hơn
nữa chúng còn ra lệnh phong tỏa chặt chẽ ngôi nhà Bến Ngự, và ngầm lệnh
cho thuộc cấp: "Không để chuyện bức điện (kể trên) lọt ra ngoài".
Thấy mật thám kính đen lảng vảng quanh nhà, Hoàng Hành nói nhỏ
với cụ Phan. Cụ bảo: - Lần trước nghe nói chúng định đày ta ra một hòn
đảo ngoài đại dương. Nhưng sợ dân phản đối, chúng không dám làm. Lần
này tình hình đã khác, chúng vây hãm nhưng cũng chả làm gì ta.
Sau việc trên, cụ Phan quay vào viết tập "Phan Bội Châu niên biểu",
tập sách viết về mình. Cụ mở đầu: "Lịch sử tôi quả tình chỉ là lịch sử của