lui nhé!
Khiết Anh như một người bị đâm một nhát dao giữa ngực, chàng nhăn mày
nhìn tôi. Ánh Tuyết vội vã bước tới, giọng nàng thật mềm mỏng và thân ái
như thể tôi và nàng là hai kẻ cố tri từ kiếp nào:
- Coi kìa Phương Kỳ! Đi đâu mà gấp vậy? Ở lại sưởi cho khô quần áo đã!
Kỳ bị ướt hết quần áo rồi kìa!
Đầu tôi như Hỏa Diệm Sơn chứa đầy dung nham cháy bỏng:
- Cám ơn sự chiếu cố của Ánh Tuyết, dầm mưa vốn là một thú vui của tôi
từ nhỏ. Từ xưa tới nay tôi không biết lạnh đâu!
Quay đầu bước đi, trên đầu nặng như Thái Sơn trong khi đôi chân lười
biếng cất lên, tôi suýt ngã chúi nhũi. Một bàn tay giữ tôi lại, gương mặt
đáng hận lại gần kề:
- Phương Kỳ! Ở lại đi! Trời mưa to quá! Người em lại nóng thế này! Em bị
cảm rồi phải không?
Mắt đã đầm đìa ngấn lệ, tôi lắc đầu:
- Tôi chưa chết đâu! Anh đừng quan tâm cho phí công, tôi đủ sức về nhà
mà!
- Làm gì thì làm anh cũng không thể để cho em đội mưa về! Em phải ở lại!
Nụ cười tiều tụy trên môi tôi thật chua xót:
- Ở lại để nhìn tận mắt những gì tôi đã thấy! Anh không nên tàn nhẫn như
vậy! Làm ơn cho tôi về!
- Phương Kỳ!
Chàng bất chấp người tôi đang ướt đẫm, ôm chầm lấy. Cơn lạnh làm tôi run
cầm cập trong tay chàng nhưng ráng giữ quật cường chống lại:
- Buông tôi ra! Đừng giở trò vô lễ trước người ta, anh có biết giữ thể diện
không?
- Ánh Tuyết vào trong rồi! Đừng hờn anh nữa Phương Kỳ, tại sao em lại
đến nỗi khổ sở này?
Áo chàng cũng đã ướt, ánh mắt đau xót dán lên mặt tôi, sự gượng ngạo
không còn duy trì được nữa, tôi thuần phục:
- Khiết Anh! Em đi tìm anh, cha sắp gả em cho lão già có bộ mặt đầy thịt
đó! Em chờ anh suốt cả tuần lễ nay rồi, anh vẫn không tới! Một tuần lễ nay