nắm tay lại như những trẻ Tây phương. Những trẻ như vậy có lẽ sinh ra đời
dễ chịu đựng số phận của chúng, được phủ thêm cho đức tính ngoan ngoãn
của một dân tộc thật cổ xưa. Phương diện hữu hình đặc biệt còn tiêu biểu
một điều xa lạ, một sức hấp dẫn đối với trí tưởng tượng, nhưng một ngày
kia khi người ta quan tâm đến đời sống hơn là cái chết, trí thông minh của
người ta sẽ thám hiểm cái địa hạt huyền bí này. Mắt vẫn chăm chú nhìn
Lennie, bà bác sĩ bỗng nghĩ tới cảnh cô đơn của đứa trẻ. Sau những ngày
ngắn ngủi ở bệnh viện, nó sẽ đi đâu?
Bà bác sĩ Steiner bỗng quay đi không nhìn đứa bé và trở về nhà theo lộ
trình quen thuộc hàng ngày. Bà sống ở ngoại ô, trong một biệt thự xấu xí
kiểu mới. Bà đã cố tìm một nhà gian để sinh sống, nhưng không được. Mặc
dầu vụng về việc bếp núc, bà vẫn cần phải có một căn nhà riêng. Bà tra
chìa khóa vào ổ, và như thói quen đẩy chìa khóa vào quá sâu. Bao giờ bà
cũng dậy sớm để căn nhà được sạch sẽ khi bà đi, không có một vẻ đẹp nào
đối với con mắt người khác, ngoài mắt bà. Trên bàn chồng chất sách. Bà
bác sĩ vừa bận rộn vừa nói to tiếng Đức. Bà tắm và mặc một chiếc áo
choàng cũ vải bông. Rồi ba sửa soạn buổi cơm tối một món canh đun nóng
và những mẩu bánh cắt dầy phết bơ.
Lẩm bẩm bà nói, bà tự hỏi có phải mình điên không? Ba cần gì đứa trẻ
con? Bà biết làm thế nào để trả một người tâm phúc hiểu biết giá trị đứa bé
kỳ dị này hầu săn sóc được nó? Bà ngồi xuống bàn và thận trọng rút hàm
răng giả. Thoải mái, bà nhai bánh ngâm trong súp bằng lợi. Tất cả răng của
bà đều rụng ở trại tập trung. Sau bữa cơm tối, bà rửa bát đĩa và ngồi trong
chiếc ghế bành lớn bọc nhung đỏ đã phai màu. Bà mở một chiếc hộp, lấy
một điếu xì gà và hút. Mặc dầu bề ngoài bình tĩnh, những ý nghĩ của bà
quay cuồng trong đầu óc bà thật dữ dội.
Trong vòng mười phút, bà nhấc cần máy nói và đẩy điếu xì gà sang
một khóe miệng, bà nói:
— Bray, cô đấy à?
Giọng nói mệt mỏi và xa xăm đáp: