trao trả nó cho ông Matsui, thở dài và nhìn xung quanh mình. Chiếc
Kakemono
treo ở tường, hộp trà, những đồ phụ tùng cần thiết cho trà
đạo, tất cả đều quá đẹp trong sự giản dị! Năm người khách, toàn là đàn ông,
quỳ gối, lưng thật phẳng, không gò bó một cách lộ liễu, thấm nhuần một sự
bình thản từ tâm hồn, phát ra, nhờ ở khung cảnh tuyệt hảo của gian phòng.
Trong suốt buổi lễ lâu dài và trong khi nhấm nháp thức ăn, không một
câu chuyện nào lãng trí khách được. Rồi đến lúc chiều tà, khách đứng dậy,
nghiêng mình xá chủ để cảm ơn và rút lui vào tiền đình mà ở đấy họ có
quyền nói chuyện. Mấy phút sau ông Matsui đến. Bác sĩ Sakai rất thích thú
nghe câu chuyện của mấy người này, ai ai cũng muốn bảo tồn nền văn hóa
của xứ sở, qua những năm ngoại bang chiếm đóng. Những câu chuyện, nói
về nước Nhật cổ xưa, những tập tục ngàn xưa tốt hay xấu, đều như biến ông
thành người mới.
Lúc này bác sĩ Sakai mới hiểu rõ hơn tại sao người Nhật lại bị lôi cuốn
một cuộc đời không hòa hợp với tính tình họ.
Ông Tanaka giải thích:
— Dân tộc nào cũng có những xấu xa. Ở đâu cũng có những kẻ thô lỗ,
ngoan cố, không tiếp nhận một nền giáo dục nào. Chúng tôi cuốn vào phe
chúng những kẻ yếu hèn và bất mãn. Những kẻ ấy, đã hơn một thế kỷ nay,
làm lợi cho tinh thần đồi bại, để ngang nhiên tuyên bố với dân tộc chúng ta
rằng các cường quốc Tây phương đã bận trí để phân chia Á châu nên chiếm
luôn cả nước Nhật. Có thể rằng họ có lý, nào ai biết được? Mặc dầu thế nào
họ vẫn reo giắc sự hoang mang và lợi dụng tình trạng để hành động theo ý
muốn của họ. Bằng cách chống đỡ mối sợ hãi - chính là nguồn gốc của tất
cả các sự yếu hèn - có thể chúng ta sẽ không bị lầm lạc chăng?
Ông Tanaka, một ông già nhỏ bé, khô đét, bảy mươi tuổi, đã trải qua
thời kỳ biến đổi này mà không hề chịu theo cách trang trí nhà cửa và ăn
mặc theo Tây phương. Trận chiến tranh đầu tiên với Trung Hoa làm ông
mất người cha và trận chiến sau cùng, ông mất hết con trai. Thù hận, chiến
tranh và bài xích thần đạo về những lý thuyết ái quốc, ông trở thành Phật