tấm thiếp và cáo từ.
Bà đi những bước ngắn, vội vàng và yên lặng, dọc theo dãy hành lang
hẹp, dẫn đến phòng ngủ của bà. Đầy những tấm bảng ra, dùng thay tường,
người ta có thể hợp phòng này với phòng kế cận, nhưng bà Sakai để đóng
nguyên những tấm bảng này và như vậy dành được cho mình một nơi tịnh
dưỡng. Bà cầm chiếc tráp nhỏ hình chiếc tủ nhiều ngăn, đặt xuống một cái
bàn thấp và quỳ xuống những thứ để trong các ô kéo: những đồ nữ trang
không có giá trị, những mẩu băng, những hình ảnh của Kensan, hình một
ngôi nhà của gia đình trước ở Los Angeles. Một tấm bảng kéo ra vài phân.
Bà trông thấy Josui mỉm cười với bà.
— Mama, ở đấy à!
Josui đi vào. Mẹ nàng trông thấy trên khuôn mặt nàng hiện ra vẻ hân
hoan. Josui chưa biết cách giấu tình cảm của mình dưới một vẻ bình thản.
Bà hỏi nàng:
— Con có vẻ hài lòng. Có điều gì sung sướng thế?
Josui lắc đầu:
— Thưa mẹ, không. Riêng chỉ có xuân về.
Mùa xuân có đủ in dấu yêu thương lên những nét của khuôn mặt xinh
đẹp và dịu dàng kia không? Bà Sakai trầm ngâm nhìn con gái, cố gắng nhớ
lại ảnh hưởng của tiết xuân về chính tuổi thanh xuân của mình. Vào tuổi hai
mươi, ở trang trại của cha, bà làm việc như một người đàn ông; đối với bà,
mùa xuân chỉ là cày bừa khó nhọc và gieo lúa, không, mùa xuân chẳng
nhắc nhở bà điều gì khác nữa.
Bà không hỏi Josui câu nào khác nữa, mà bà coi nó như là “con gái
của bố”, Kensan là con trai của bà. Nếu chàng còn sống, nay bà đã có cháu,
và tình yêu của bà đối với các cháu có vẻ giống như những trẻ Mỹ, điều đó
bà có sá kể gì. Ở Mỹ, đàn bà có máy giặt và bếp điện, bà buồn rầu nhủ
thầm.