Josui cần một bức hình của Kensan, anh nàng đứng cạnh vị hôn thê,
Satsu, một thiếu nữ tóc cắt ngắn và xoăn.
— Con chỉ muốn cha cho phép con cắt tóc, Josui thở dài, vẻ bất mãn.
— Chắc cha con không cho phép đâu, bà nói, mặt cúi xuống hình của
Satsu và nói thêm: mẹ nghĩ bây giờ nó đã có con.
— Sinh đẻ ở trong trại tập trung, không đến nỗi ghê gớm như thế.
— Ồ! Con có biết đâu. Josui thở dài cau mày lại.
Josui thở dài làm bà băn khoăn. Bà có nên nói cho con gái biết về
người Mỹ đến không? Không nói là hơn. Bà lại cầm những vật mọn vô giá
trị và những hình ảnh để cẩn thận xếp gói vào tấm giấy lụa.
— Con đi thay quần áo. Josui nói.
Nàng đi và bà Sakai tự khen mình kín tiếng, im lặng bao giờ cũng là
cách giải quyết tốt đẹp.
Trong góc nhà là nơi riêng biệt của nàng, nàng quỳ gối, quay ra vườn
và soi gương. Nàng mặc một chiếc Kimono màu hồng nhạt, có in một cành
đào đang trổ bông, mô phỏng ở chiếc váy, màu hồng đậm hơn.
“Quan niệm của người Mỹ về sắc đẹp người đàn bà như thế nào?” –
nàng tự hỏi. Nàng có làn da trắng, trắng như trái hạnh đào tươi. Môi dưới…
có lẽ dầy quá chăng? Khuôn mặt của nàng có gọi cho người ta cảm giác
một sức khoẻ dồi dào không? Má nàng hồng như hoa đào. Mũi nàng? Phải,
khi hơi xuống dưới quá, một người Mỹ nhận thấy ngay. Nếu nàng còn ở
California, nàng có thêm bạn trai không? Người ta nói rằng Mỹ không còn
thù hằn người Nhật nữa. Nhiều nhất báo đã đăng những bài về sự dũng cảm
của tiểu đoàn của Kensan ở Ý; một vài tờ kể cả anh nàng. Chàng tử trận khi
chỉ huy tấn công ngọn đồi.
Tốt hơn là nó đừng tỏ ra quá dùng cảm, bà Sakai vừa khóc vừa nói.
Josui rút trong áo ra tấm thiếp nhỏ của chàng sĩ quan và đọc khẽ tên
Allen Kennedy. Tên họ này có ý nghĩa gì? Nàng không biết. Nàng lại bỏ
tấm thiếp vào trong áo và lại liếc nhìn gương. Nàng đặt lên má ấm nóng hai