tiếc gì. Chàng không có vẻ gì khiêu khích và buộc người khác phải nhận
mình là đúng.
Có thể một ngày kia, nàng sẽ yêu chàng. Trước hết là nàng ưa thích
lòng nhân từ và nàng đoán chắc rằng ở Kobori có nhiều sự nhân từ hơn là
bất cứ người nào quen thuộc nàng.
Josui cầm một viên đá sỏi tròn, màu xanh nhợt trong lòng bàn tay và
để rơi xuống nước. Màu xanh ở dưới nước trở nên sáng và dịu.
Mùa hạ oi ả đè nén lên thành phố Tokyo. Nhựa đường bóc lên một hơi
nóng không sao chịu được và điện tắt luôn, làm tê liệt các quạt máy, lại
thường vào lúc trong ngày trời nóng bức nhất. Cách độc đáo để chịu đựng
sức nóng này là lăn xả vào công việc đến u mê.
— Thưa trung úy…
Một người lính mang thư từ đến.
— Cứ để bên bàn. Ta còn phải làm xong biên bản này.
— Vâng, thưa trung úy.
Người lính chào, đặt trên bàn một tập mười hay mười hai lá thư và đi
ra.
Cả gia đình, cha mẹ, cô chú, anh chị em họ… người nào cũng coi là
bổn phận phải viết thư cho Allen và coi như là một sự thống khổ trong thời
gian chàng phải lưu trú ở xứ xa lạ của những kẻ man di. Những bức thư của
mẹ chàng bao giờ cũng bắt đầu câu “Con bé bỏng của mẹ, bao giờ chúng ta
để cho con về?”
Chàng tiếp tục đánh máy bản tường trình. Một trung úy, thật cũng tiện
đủ điều, người ta bắt chàng làm đủ điều, mọi việc. Xuất thân ở Đại học ra,
Allen bị chìm đắm trong trận mưa viết lách vô tận. Chàng coi như một thú
vui biến một bản tường trình nhạt nhẽo – như bản đang viết về một vài tổ
chức dân sự của Nhật trong thời chiếm đóng – thành một tác phẩm nhỏ để
trau dồi văn chương. Không phải bản tường trình này dành cho những