vải bông màu xanh, các thiếu nữ xinh đẹp trong chiếc Kimono và đi guốc
và tất nhiên là chẳng có gì liên hệ với Josui.
Khi chàng nghĩ đến nàng, ngực chàng lại đập. Chàng tự hỏi, có nên
nói chuyện này với ông đại tá sau bữa ăn không. Nhưng chàng không dám.
Chàng chỉ hỏi có bao nhiêu người Mỹ lấy con gái Nhật, trong thời kỳ
chiếm đóng. Ông đại tá, khó chịu, trả lời:
— Anh muốn nói là kết hôn, hay chỉ đơn giản…
— Tôi muốn nói là kết hôn.
— Có lẽ không nhiều – ông đại tá thở dài, vẻ hài lòng. Và nữa, còn ai
biết được? Hàng mấy mươi ngàn đứa trẻ máu pha trộn đã chẳng cho ta một
ý niệm xác thực về tình hình là gì. Tôi tự hỏi tại sao quân lính của mình lại
ham muốn nhiều như vậy. Tôi rất ngạc nhiên, mặc dầu có kinh nghiệm lâu
năm trong quân đội.
— Những đứa trẻ lai này sẽ ra sao? – Allen hỏi, vẻ chăm chú trông
thấy.
— Tôi không biết. Viên phụ tá của tôi có kể cho tôi nghe rằng vợ ổng
có tìm thấy một đứa con hoang ở nhà một người láng giềng tử tế. Barclay
và vợ không sao ngủ được vì đứa trẻ kêu khóc quá. Khi bà Barclay tới than
vãn, bà thấy bà cụ già vì xấu hổ đã giấu đứa bé vào trong một tủ nằm trong
tường.
— Thế Barclay làm thế nào?
— Anh ta báo tin cho cô nhi viện công giáo đến đón đứa trẻ, làm cho
cả gia đình được khuây khỏa, kể cả người mẹ. Barclay thấy ở đứa trẻ có
một vẻ khác lạ: kết quả sự tạp chủng thật ghê tởm. Tôi chống đối những
cuộc hôn nhân tạp chủng nhưng chúng ta biết làm thế nào?
Không thể nói về Josui được! Allen cáo lui rất sớm.
Chàng từ chối không muốn nghỉ phép đi thăm viếng Karuizawa
(Khinh tỉnh Trạch) và cũng không đi xem chiếu bóng nữa. Về mùa hạ, hiếm
lắm chàng mới dự khiêu vũ, nhưng không một chút nào vui vẻ và chàng cố