gian. Thận trọng luôn luôn cần thiết. Không nên vượt quá vai trò
của mình mà sắp xếp những giấy tờ, tài liệu cá nhân hoặc riêng tư.
Khi được yêu cầu lấy một tài liệu cá nhân, hãy giữ nguyên hiện
trạng và chỉ lấy thứ cần thiết.
Khi lên kế hoạch hẹn gặp cho sếp, nhớ lưu chúng lại trên lịch
của sếp và của bạn. Hãy nhắc sếp về những cuộc hẹn này, để sếp
không sắp xếp quá nhiều công việc.
7. Những công việc không tên
Trước khi làm những công việc văn phòng, tất cả các thư ký hành
chính đều gặp những bài kiểm tra về tính cách, cách nhìn nhận và
trí nhớ. Thư ký phải biết chính xác những gì mà sếp yêu cầu. Có
thể họ sẽ thẳng thắn yêu cầu thư ký giữ kín việc gì, nhưng khi sếp
không nói gì thì không có nghĩa là bạn được quyền tiết lộ. Khi ai đó
hỏi bạn về một vấn đề bí mật, không cần phải nói dối, hãy thẳng
thắn nói rằng: “Tôi không thể nói bây giờ.”
Thư ký hành chính phải biết kiểm soát bản thân, phải kiềm chế
những cảm xúc nhất thời và tránh phê bình những người khác. Cẩn
thận với lời ăn tiếng nói và cách cư xử của bạn với mọi người xung
quanh, vì bạn không chỉ thể hiện con người bạn, mà đôi lúc còn là
người “phát ngôn” cho sếp.
Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề tế nhị trong mối quan hệ
giữa thư ký và sếp, có thể không được nói đến, bạn cần quan sát,
nắm bắt và ứng xử cho phù hợp. Hiểu nhau sẽ góp phần vào
thành công chung của hai người.