lợi nhuận cận biên tương đương, cho Wal-Mart tốc độ tăng trưởng bền
vững cao hơn.
18. Các doanh nghiệp ở vị trí của các cửa hàng bách hóa toàn dịch vụ có
thể trốn tránh phá vỡ dễ dàng hơn rất nhiều so với đứng lại chiến đấu là vì
trong tương lai gần, xoay vòng tài sản và hàng tồn kho rất khó thay đổi.
Các cửa hàng bách hóa toàn dịch vụ cung cấp cho khách hàng lựa chọn sản
phẩm rộng lớn hơn rất nhiều (nhiều đơn vị hàng hóa tồn kho hơn cho mỗi
loại hàng), không tránh khỏi làm giảm xoay vòng hàng tồn kho. Các cửa
hàng chiết khấu không chỉ cung cấp phạm vi hàng hóa hẹp hơn, chỉ tập
trung vào các mặt hàng xoay vòng nhanh nhất, mà cơ sở hạ tầng hữu hình
của họ thường cũng sắp xếp tất cả hàng hóa ở tầng bán hàng. Ngược lại,
các cửa hàng bách hóa thường phải duy trì các buồng kho để cung cấp hàng
thay thế cho số lượng hàng hóa hạn chế được đặt trên những kệ hàng đầy
ắp của họ. Vì vậy, khi các cửa hàng chiết khấu phá vỡ xâm chiếm một phân
khúc hỗn hợp hàng hóa của họ từ bên dưới, các cửa hàng bách hóa không
thể ngay lập tức giảm biên lợi và đẩy nhanh xoay vòng. Tiến lên thị trường
cao cấp nơi biên lợi vẫn còn đủ cao luôn là lựa chọn khả thi và hấp dẫn
hơn.
19. Các phá vỡ cấp thấp là ví dụ trực tiếp về điều mà nhà kinh tế học
Joseph Schumpeter gọi là “phá hủy sáng tạo”. Các phá vỡ cấp thấp giúp
nhanh chóng giảm thiểu chi phí trong một ngành – nhưng chỉ đạt được khi
các doanh nghiệp mới tiêu diệt các doanh nghiệp lớn mạnh. Ngược lại, phá
vỡ thị trường mới là một giai đoạn sáng tạo quan trọng – tiêu thụ mới –
trước khi tiêu diệt tiêu thụ cũ.
20. Để tìm hiểu sâu hơn về tác động vĩ mô của phá vỡ, xem Clayton M.
Christensen, Stuart L. Hart, and Thomas Craig, “The Great Disruption,”
Foreign Affairs 80, no. 2 (March–April 2001): 80–95; và Stuart L. Hart and
Clayton M. Christensen, “The Great Leap: Driving Innovation from the
Base of the Pyramid,” MIT Sloan Management Review, Fall 2002, 51–56.
Nghiên cứu Foreign Affairs chỉ ra rằng phá vỡ là động cơ cơ bản của phép
màu kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960, 1970 và 1970. Giống như
các công ty khác, các nhà phá vỡ này – Sony, Toyota, Nippon Steel, Canon,