CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 377

phòng nghi ngút mùi hương trầm và long não. Thái tử cũng che kín mặt,
thế nhưng vẫn không giấu được những cái mụn bọc trên trán và mu bàn tay.
“Làm thế này để ta không lây bệnh cho người khác. Ta mất đi, ông cũng
hãy cho người ngày ngày vào đây đốt lò than để không khí không còn
những vật ô uế”. Đó là những lời dặn dò đầu tiên của Cảnh. Lái câu chuyện
qua hướng khác, Cảnh hỏi Trịnh Hoài Đức:

- Trịnh Hoài Đức, ông có phải là một người yêu nước? Ông có thấy đau

lòng khi người Pháp giẫm đạp lên quê hương ta?

“Thái tử nghĩ sao mà lại hỏi mình như vậy? Còn nữa, người Pháp là ai?

Phải chăng trong cơn bạo bệnh, Thái tử lầm lẫn tên gọi người Phú Lang Sa
là người Pháp hay chăng?” – Đức nghĩ thầm như thế.

- Thái tử, Ngài hiểu rõ tôi yêu mến đất nước này đến dường nào. Và

người Pháp là ai? Phải chăng ý ngài là người Phú Lang Sa?

- Pháp và Phú Lang Sa chỉ là một thôi. Chúng ta gọi là Phú Lang Sa là

vì người phương Bắc gọi như thế. Với họ, ta chỉ cần nói người Pháp là đủ.
Ông cũng đừng thắc mắc. Ông thử cho tôi biết nhận định thế nào về đất
nước trong thời gian tới, ta hay nhà Tây Sơn sẽ thắng?

- Ra là thế. Thứ cho thần nói thẳng. Triều đình ta sụp đổ là điều sớm

muộn. Bước ngoặt chính là trong trận quyết chiến đang diễn ra. Nếu như
Hoàng thượng có thể chiến thắng thì người làm chủ giang sơn này chính là
chúng ta. Thế nhưng khả năng này nhỏ vô cùng. Hơn nữa, nếu có thắng,
chính chúng ta cũng sẽ bị đại thương. Bằng ngược lại, Ngụy quân có nhiều
ưu thế hơn chúng ta. Nhưng kết thúc trận chiến, họ cũng chẳng còn bao
nhiêu binh mã. Người Pháp sẽ dễ dàng đập tan. Vậy là dù có là ai chiến
thắng chung cuộc đi chăng nữa thì ta vẫn sẽ phải lâm vào tình cảnh nước
mất nhà tan thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.