- Ông nói đúng mà chưa đúng. Đúng là bởi vì triều ta sụp đổ ngày một
ngày hai. Sai là bở vì cả hai phía sẽ không phải đại thương đâu. Và người
Pháp cũng không có khả năng đè bẹp được đoàn quân Tây Sơn, đặc biệt là
trên biển.
- Ý Thái tử là sao? Thần không hiểu.
Quả thật, Đức không ngờ Cảnh lại có suy nghĩ như thế. Căn cứ vào đâu
mà anh ta lại cho rằng nhà Tây Sơn lại có thể thắng lợi dễ dàng như vậy. Và
tại sao người Pháp với đội thuyền chiến hùng hậu thế mà lại sẽ phải chịu
thất bại trước đoàn chiến thuyền Tây Sơn.
- Ta biết ông đang rất nghi hoặc. Này nhé, lúc này thành Diên Khánh có
lẽ đã mất, nhà Tây Sơn đang một đường vượt qua Cam Ranh, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Biên Hòa để tiến về đây. Đoàn quân của Phụ Hoàng đang bị
cầm cố ở đèo Cù Mông. Đoàn chiến thuyền của ta có lẽ cũng sẽ bị nghiền
nát khi tiến về phụ cận Quy Nhơn.
- Ý ngài nói là cánh quân của tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức thật sự đã
bị đập tan? Và toàn quân bị diệt? Họ không quay về giáp công hai mặt
Hoàng thượng mà nhất tề đánh đến đây?
- Phải. Sự thật đã rõ mười mươi. Ta trong thời gian ở phương Tây đã
mục kích sự đáng sợ của đại pháo và uy lực của loại súng mới mà họ chia
sẻ với người Anh. Đặc biệt hơn là những quả đạn mà họ gọi là tên lửa. Tầm
bắn của chúng phải gấp đôi đạn đại bác của ta. Tin ta đi, trong vòng ba đến
năm ngày nữa, Phụ hoàng sẽ bại trận. Phụ hoàng sẽ không bị bắt, nhưng
người sẽ tự vẫn và các binh sĩ khác sẽ phải đầu hàng.
Trịnh Hoài Đức trầm ngâm suy nghĩ. Ông dù còn nghiều nghi hoặc
nhưng những phán đoán của vị Thái tử trẻ chưa bao giờ sai lệch.
- Có lẽ ngài đã đúng. Nhưng còn tại sao người Pháp sẽ phải chịu thua
họ? Và như ngài nói, đặc biệt là họ thua ngay trên biển?